Nhắc đến nhân viên pha chế, đây chính là những người thổi hồn vào các loại đồ uống để phục vụ khách hàng. Lựa chọn công việc pha chế thực sự phù hợp đối với những ai có niềm đam mê mãnh liệt đối với đồ uống. Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu công việc pha chế tại các nhà hàng và những yêu cầu đối với vị trí này? Trong bài viết sau đây, Thietbibuffet sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng và cần thiết để các bạn tham khảo.


nhân viên pha chế
 

Tìm hiểu nhân viên pha chế là gì?

Nhân viên pha chế là một vị trí nằm trong hệ thống nhà hàng, khách sạn, quán bar, pub, cà phê,… Nhiệm vụ chính của vị trí pha chế đó là tiếp nhận order và tiến hành pha chế đồ uống dành cho khách hàng. Hiện nay, nhân viên pha chế được chia thành 2 nghiệp vụ khác nhau đó là Bartender (pha chế đồ uống có cồn) và Barista (pha chế đồ uống không có cồn). Cụ thể như sau:


Nhân viên Bartender

Bartender là là nhân viên pha chế các loại đồ uống có cồn. Đó có thể là những loại đồ uống như mocktail, cocktail, rượu,... Nhóm nhân viên này được đào tạo chuyên môn riêng biệt để có thể biết cách lựa chọn, phân loại, bảo quản nguyên liệu, tiếp thu các công thức pha chế đồ uống đa dạng nhất. Bên cạnh việc sở hữu kỹ năng pha chế đồ uống theo yêu cầu của khách hàng và đúng với công thức, bartender còn phải am hiểu tâm lý khách hàng và học cách giao tiếp khéo léo.

Nhân viên Bartender
 


Nhân viên pha chế Barista

Barista là nhân viên tiến hành pha chế các loại đồ uống không có cồn, chủ yếu là liên quan đến cà phê. Khác biệt hẳn so với bartender, barista có nhiệm vụ chuẩn bị, pha chế và phục vụ các loại thức uống liên quan đến cà phê dành cho thực khách. Một nhân viên barista không chỉ nằm lòng cách pha các loại cà phê thông thường mà còn phải có kỹ năng trang trí và tạo hình bắt mắt thức uống đẹp mắt. Một số loại thức uống chứa caffein barista có thể pha chế đó là: Cappucino, Latte, Espresso, Macchiato,…


Mô tả công việc của nhân viên pha chế

Những công việc cơ bản của một nhân viên pha chế (bao gồm cả Bartender và Barista) mà mỗi người cần phải nắm rõ cụ thể như sau:


1. Chuẩn bị nguyên liệu, các thành phần theo công thức pha chế đồ uống

Kể cả bartender hay barista cũng đều sẽ tiếp xúc với nhiều công thức đồ uống khác nhau. Để có thể tạo ra những loại đồ uống với hình thức đẹp mắt, đậm chất nghệ thuật, đòi hỏi nhân viên pha chế cần phải nắm rõ các công thức pha chế từng loại đồ uống theo thực đơn của nhà hàng, quán bar, coffee,...

chuẩn bị pha chế
 
Tiếp đến là phải chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết để có thể pha chế đồ uống đúng theo công thức đặt ra. Cụ thể quy trình chuẩn bị bao gồm các bước đó là: Lấy công thức, thực đơn của nhà hàng, quán bar để xác định được các nguyên liệu cần thiết để pha chế. Sau đó ghi chú và nhập đơn hàng, kê khai các hàng hóa còn trong kho và xác định chất lượng của nguyên liệu có đảm bảo để tiến hành pha chế hay không.

So với các loại thức uống chứa cồn, caffein, những nguyên liệu sử dụng để pha chế đồ uống trái cây sẽ khó bảo quản hơn. Chính vì thế, khâu kiểm định chất lượng nguyên liệu đảm bảo chất lượng là cực kỳ quan trọng trước khi pha chế đồ uống cho khách hàng. Cùng với đó là chuẩn bị và xác định tình trạng của các loại thiết bị, dụng cụ pha chế đồ uống có đảm bảo hay không.


2. Tiến hành thực hiện công việc pha chế đồ uống

Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với mỗi nhân viên pha chế. Bartender và barista sẽ tiếp nhận order ngay tại quầy bar từ khách hàng theo nhu cầu. Nếu có một số yêu cầu riêng biệt về đồ uống, nhân viên pha chế sẽ thực hiện để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Nếu khách hàng chưa lựa chọn được đồ uống theo sở thích của mình, nhân viên pha chế cần tư vấn và đưa ra một số lựa chọn về đồ uống liên quan đến nhu cầu. Nếu có thể hãy hỏi thêm về việc thêm hoặc bớt một số thành phần nguyên liệu theo khẩu vị để pha chế cho phù hợp. Tiếp đến thực hiện bước trang trí đồ uống đảm bảo về mặt hình thức, màu sắc, hương vị.

công việc pha chế
 


3. Chuẩn bị các loại dụng cụ sau pha chế để làm sạch

Sau khi hoàn thành pha chế đồ uống cho khách hàng, nhân viên pha chế cần phải làm sạch các loại dụng cụ, thiết bị pha chế. Thông thường, công việc này chỉ thực hiện đối với bartender, barista ở các nhà hàng, quán bar có quy mô tầm trung trở xuống. Còn đối với quy mô hoạt động lớn hơn thì sẽ có bộ phận khác đảm nhận nhiệm vụ này.

Sau khi vệ sinh xong, nhân viên pha chế cần sắp xếp gọn gàng trên giá đỡ, giá treo một cách ngăn nắp nhất có thể. Yêu cầu là phải đảm bảo tiện lợi để dễ dàng lấy và phục vụ cho các khách hàng đến sau.
 

4. Dọn dẹp, sắp xếp khu vực làm việc gọn gàng

Trực tiếp tạo ra các món thức uống để phục vụ khách hàng, nhân viên pha chế cần phải đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau khi hoàn thành công việc pha chế và vệ sinh các dụng cụ pha chế, bartender hoặc barista cần phải vệ sinh gọn gàng khu vực làm việc, dọn dẹp toàn bộ các nguyên liệu còn thừa, hàng tồn không sử dụng đến và kết thúc việc pha chế thức uống cho khách hàng.

Trong đó, nhân viên pha chế nên chú ý đến tủ lạnh. Đây là khu vực đựng nhiều loại đồ uống khác nhau nên cần phải kiểm tra thường xuyên để xác định được các loại nguyên liệu còn thừa, nguyên liệu hỏng không sử dụng đến. Sau đó sử dụng khăn sạch và các loại nước tẩy rửa chuyên dụng để tiến hành vệ sinh tủ lạnh. Có một cách để đảm bảo hiệu quả bảo quản nguyên liệu đó là sử dụng từng ngăn tủ riêng với nhiệt độ nhất định phù hợp với mỗi nguyên liệu.

pha chế
 
Đối với mỗi loại đồ nghề, dụng cụ sử dụng để pha chế cần sử dụng một loại hộp riêng để đựng. Những loại dụng cụ, thiết bị nào chưa sử dụng cần bỏ vào khay để bảo quản, tránh bụi bặm hoặc côn trùng làm ảnh hưởng đến vệ sinh. Đồng thời nhằm tránh xảy ra rơi vỡ trong quá trình sử dụng. 


5. Thực hiện các công việc khác với sự phân công của cấp trên

Tại các quán bar, nhà hàng đều có bar trưởng hoặc các vị trí cao hơn. Nhân viên pha chế ngoài các công việc chuyên môn kể trên còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp trên. Đó có thể là thực hiện các công việc liên quan đến quản cáo, PR, kiểm tra tình trạng hoạt động của các trang thiết bị tại khu vực làm việc được phân công.

Ngoài ra, sau mỗi ngày làm việc, nhân viên pha chế còn phải báo cáo kết quả thực hiện công việc đối với bar trưởng, cấp trên. Đồng thời chỉ ra những khó khăn còn vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và đề xuất những giải pháp có thể thực hiện để khắc phục, cải thiện theo hướng tốt nhất. Trong quá trình làm việc, nếu phát hiện các trang thiết bị trong khu vực làm việc gặp tình trạng hư hỏng, hoạt động không đúng chức năng cần phải báo cáo lên cấp trên để bảo trì, bảo dưỡng kịp thời.

Xem thêm Pha chế là gì? Những điều cần biết về pha chế đồ uống?


Những yêu cầu đối với nhân viên pha chế

Để thành công trên con đường làm nghề pha chế, ngoài các chứng chỉ pha chế, bằng cấp về ẩm thực, được đào tạo qua các trường lớp chuyên môn, đòi hỏi còn phải có nhiều yêu cầu khác nhau.

nhân viên tại quầy pha chế
 
Tuy nhiên, việc làm pha chế đồ uống sẽ đòi hỏi nhân viên phải đáp ứng một số yêu cầu về kỹ năng chung. Yêu cầu với nhân viên pha chế cần đảm bảo được những tố chất, kỹ năng sau đây:


1. Có kiến thức am hiểu về đồ uống

Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với những ai đang có ý định theo đuổi nghề pha chế đồ uống. Bất kỳ nhân viên pha chế nào khi làm việc tại các nhà hàng, quán bar cũng cần phải có chứng chỉ hoặc bằng cấp có liên quan đến ẩm thực và đồ uống. Đây là yêu cầu cần thiết để nhân viên làm nghề pha chế có thể biết cách phân biệt mùi vị của mỗi loại đồ uống khác nhau.

Hơn nữa, trên con đường thăng tiến của mỗi nhân viên, để thành công trong ngành pha chế bắt buộc phải có các chứng chỉ pha chế hoặc bằng cấp liên quan đến đồ uống và ẩm thực. Sau khi trải qua các khóa học về pha chế, các bạn sẽ có khả năng ghi nhớ được các công thức pha chế đồ uống. Kể cả trong quá trình làm việc cũng cần phải thường xuyên nâng cao kỹ năng ghi nhớ về công thức các món đồ uống. 


2. Có khả năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản

Đối với công việc pha chế tại các nhà hàng, quán bar tại các thành phố lớn, khu đô thị, yêu cầu giao tiếp tiếng Anh cơ bản là thực sự cần thiết bởi đây là những điểm đến của đông đảo khách du lịch,… Chính vì thế, để có thể nắm và hiểu được order cũng như một số yêu cầu khác của người nước ngoài thì việc hiểu, giao tiếp tiếng Anh là thực sự cần thiết.

yêu cầu với nhân viên pha chế
 
Thông qua việc giao tiếp với những người nước ngoài, nếu đó là người nổi tiếng thì nhân viên pha chế sẽ có cơ hội được mở rộng phạm vi hoạt động và danh tiếng thông qua việc tiếp xúc với họ. Với khả năng giao tiếp tiếng Anh ổn định sẽ giúp họ có thể dễ dàng tiếp nhận order và hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể.


3. Khả năng giao tiếp tốt, thân thiện với khách hàng

Tính chất công việc của nhân viên pha chế đó là mỗi ngày sẽ tiếp xúc thường xuyên với khách hàng. Điều này có nghĩa rằng kỹ năng giao tiếp đối với người pha chế sẽ thực sự rất quan trọng. Trong quá trình pha chế hoặc tiếp nhận order của khách hàng cần phải trò chuyện để tạo nên bầu không khí vui vẻ.

Đồng thời chia sẻ, tâm sự với khách hàng của mình để họ có thể cảm thấy hài lòng nhất khi thưởng thức đồ uống tại đây. Trong khi giao tiếp, nhân viên pha chế cần phải giữ thái độ lịch sự, thân thiện, tận tình để có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất có thể.

yêu cầu đối với nghề pha chế
 
So với bartender thì barista thường ít phải giao tiếp với khách hàng hơn. Mặc dù vậy, kỹ năng giao tiếp vẫn luôn thực sự cần thiết đối với mọi chức vụ trong nghề pha chế đồ uống.
Một nhân viên pha chế có kỹ năng giao tiếp với khách hàng tốt thường sẽ biết cách giải quyết những yêu cầu khó khăn mà khách hàng đặt ra. Bất kể vị trí nào trong nghề pha chế cũng cần phải làm việc với tiêu chí làm hài lòng khách hàng tốt nhất có thể. Sau khi đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng cũng sẽ là cách để làm tăng độ tin cậy cho nhà hàng, quán bar và cơ hội nhận được tiền tip sẽ cao hơn.


4. Có kỹ năng quản lý tốt

Bên cạnh việc sở hữu kỹ năng pha chế và giao tiếp với khách hàng tốt, nhân viên pha chế cũng cần phải có kỹ năng quản lý tốt. Bởi lẽ, tại khu vực làm việc pha chế bao gồm nhiều loại đồ uống, công cụ và thiết bị pha chế khác nhau. Với khả năng quản lý tốt, nhân viên làm nghề pha chế có thể đảm nhiệm tốt công việc của mình cũng như giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và tại khu vực làm việc. Đây chính là yếu tố tất yếu để có thể tạo nên uy tín và thương hiệu cho nhà hàng, quán bar, quán pub một cách hiệu quả.


5. Linh hoạt xử lý tình huống

Làm nghề dịch vụ để làm hài lòng khách hàng, chắc chắn sẽ có những thời điểm nhận được các ý kiến phản hồi, phàn nàn, góp ý hay khiếu nại đến từ khách hàng. Trong đó, nhân viên pha chế chính là đối tượng sẽ được khách hàng trực tiếp góp ý về chất lượng đồ uống.

linh hoạt xử lý tình huống
 
Chính vì thế, đối với mỗi người làm nghề pha chế đồ uống cần phải có khả năng xử lý tình huống một cách linh hoạt. Tùy vào đặc điểm và tính chất của mỗi tình huống mà đòi hỏi nhân viên pha chế phải có cách xử lý khác nhau. Làm tốt điều này mới có thể giúp nhà hàng, quán bar, quán pub đảm bảo được sự uy tín của mình.


6. Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

Công việc hàng ngày của nhân viên pha chế đồ uống sẽ vào cường độ cao ở thời điểm đông khách hoặc nhân lực không đủ để đáp ứng. Mỗi nhân viên không không có nhiệm vụ pha chế thức uống mà có phải chịu trách nhiệm tiếp nhận trả lời điện thoại đặt chỗ của khách hàng, quản lý quầy thanh toán, lên đơn và thực hiện đơn đặt đồ uống của khách hàng,…

Trong thời gian cao điểm chính là lúc mà nhân viên pha chế cần phải phát huy tối đa khả năng làm việc nhóm, thực hiện thao tác một cách nhanh nhẹn nhất có thể. Bởi không chỉ riêng việc pha chế thức uống cho khách hàng mà các bạn còn phải phối hợp nhịp nhàng với các đồng nghiệp pha chế hoặc bộ phận thu ngân.


7. Kỹ năng biểu diễn pha chế

Đối với bartender phục vụ đồ uống tại các quán rượu, bar, beer club, pub,... cần phải có kỹ năng biểu diễn đẹp mắt, điêu luyện và chuyên nghiệp. Để có thể mang đến cho khách hàng những màn biểu diễn thu hút và hấp dẫn như vậy, đòi hỏi các bartender phải trải qua các lớp học về kỹ năng biểu diễn.

Đối với mỗi nhân viên pha chế, ngoài việc pha chế theo đúng công thức thì kỹ năng biểu diễn chính là yêu cầu với kỹ năng khó nhất mà không phải ai cũng có thể làm được. Kỹ năng biểu diễn chính là yếu tố để phân biệt giữa một bartender chuyên nghiệp và nghiệp dư. Nếu muốn thăng tiến trong nghề pha chế, đòi hỏi mỗi ứng viên cần phải trau dồi kỹ năng biểu diễn sao cho thành thục và điêu luyện nhất.

Tìm hiểu thêm Top 7 trung tâm dạy pha chế cơ bản đến chuyên gia uy tín​​​​​​​


Tìm hiểu lương pha chế bao nhiêu?

Nhân viên pha chế là một vị trí công việc đòi hỏi nhiều yêu cầu đối với kiến thức chuyên môn và kỹ năng. Tương ứng với kiến thức và kỹ năng là việc, mức lương dành cho nhân viên làm công việc pha chế cũng khá hấp dẫn và phù hợp với công sức mà vị trí pha chế bỏ ra để theo đuổi con đường này.

Theo thống kê hiện nay, lương của nhân viên làm nghề pha chế sẽ vào khoảng 8 – 9 triệu đồng/tháng. Còn đối với những nhân viên pha chế đã có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các nhà hàng, quán ăn, quán bar, pub,... chuyên nghiệp thì mức lương sẽ cao hơn, khoảng trên 10 triệu đồng/tháng. Bên cạnh số lương cứng, nhân viên pha chế còn có thể nhận được tiền tip từ khách hàng nếu họ cảm thấy hài lòng cũng như yêu mến bạn.


Cơ hội việc làm và thăng tiến đối với nhân viên pha chế

Làm nghề pha chế có cơ hội để phát triển và thăng tiến lên các vị trí cao hơn hay không và lộ trình cụ thể như thế nào?

việc làm bartender
 


Nhu cầu tuyển dụng nghề pha chế

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, nhu cầu tuyển dụng nhân viên pha chế hiện khá lớn, đặc biệt là trong các quán bar, pub, nhà hàng, khách sạn,... Vì thế, nếu theo đuổi nghề pha chế thì cơ hội việc làm dành cho các ứng viên là vô cùng lớn. Một số nơi các bạn có thể ứng tuyển vào làm việc đó là quán bar, nhà hàng, khách sạn hay thậm chí là tại các thương hiệu đồ uống, tập đoàn F&B nổi tiếng. Trong trường hợp đã tích lũy đủ kinh nghiệm, các bạn có thể tự mở cơ sở kinh doanh để pha chế đồ uống phục vụ khách hàng. 


Cơ hội thăng tiến

Làm nghề pha chế, cơ hội thăng tiến khá tốt. Sau một thời gian làm việc, tích lũy đủ kiến thức và được cấp trên tín nhiệm thì các bạn hoàn toàn có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn. Hiện nay, có rất nhiều nơi tuyển dụng nhân viên làm nghề pha chế với mức lương đa dạng. Nếu chưa có kinh nghiệm tìm kiếm việc làm thì các bạn hãy truy cập các trang web tuyển dụng để lựa chọn.


Kết luận

Nhân viên pha chế công việc nghe có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi không ít kỹ năng phức tạp. Nếu cảm thấy yêu thích và phù hợp với ngành nghề này, hãy nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm và kiến thức để thành công với nghề pha chế.