Ngành nghề nhà hàng khách sạn nói chung và nghề trợ lý nhà hàng nói riêng hiện là các vị trí được rất nhiều cá nhân quan tâm tìm kiếm cơ hội việc làm. Vậy trợ lý quản lý nhà hàng là gì? Công việc mà trợ lý quản lý trong nhà hàng làm là gì? Đó là những nội dung mà Thietbidungcubuffet muốn chia sẻ với các bạn qua bài viết dưới đây:
 

Trợ lý nhà hàng là gì?

Trợ lý quản lý nhà hàng được định nghĩa là người hỗ trợ và chịu sự quản lý cũng như báo cáo trực tiếp tới quản lý nhà hàng. Vị trí này chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của các bộ phận phục vụ, tiếp tân, quầy bar,…
Trợ lý quản lý nhà hàng
Trợ lý quản lý nhà hàng tiếng anh là gì? Trong tiếng Anh, trợ lý cho quản lý nhà hàng được gọi là Assistant Restaurant Manager.


Công việc trợ lý quản lý nhà hàng là gì?

Hiện có không ít người đặt ra thắc mắc rằng trợ lý quản lý nhà hàng là làm gì. Dưới đây là những công việc mà trợ lý nhà hàng có nhiệm vụ thực hiện:


1. Quản lý nhân viên

  • Tham gia đề xuất các vị trí cho bộ phận nhà hàng và quá trình tuyển dụng.
  • Tham gia tuyển chọn ứng viên phù hợp và tiến hành đào tạo các nhân sự mới đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà hàng.
  • Sắp xếp lịch làm việc cho đội ngũ nhân viên hàng tuần và tiếp nhận các sự thay đổi phát sinh để điều chỉnh lịch trình, điều động nhân sự cho phù hợp yêu cầu công việc.
  • Thực hiện quản lý, giám sát nhân sự của công ty theo chính sách.


2. Quản lý hàng hóa và tài sản trong nhà hàng

 
công việc trợ lý quản lý nhà hàng
 
Trợ lý quản lý nhà hàng cũng có trách nhiệm quản lý hàng hóa, tài sản qua những công việc cụ thể sau đây:
  • Theo dõi kiểm kê số lượng công cụ thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng và các loại tài sản khác hàng tháng, giải trình cho Quản lý nhà hàng, kế toán số lượng hư hỏng, thất thoát. Xin xét duyệt mua bổ sung công cụ dụng cụ nếu cần.
  • Trực tiếp xử lý các loại món ăn bị hư hỏng, tái chế các món ăn dư còn có thể sử dụng như đóng gói lại và gửi cho những người cần.


3. Giải quyết khiếu nại và sự cố từ phía khách hàng

  • Trợ lý quản lý nhà hàng trực tiếp nhận các phàn nàn, ý kiến trái chiều và giải quyết các khiếu nại của khách liên quan đến đồ ăn, tác phong phục vụ của nhân viên.
  • Thực hiện các bảng lấy ý kiến của khách hàng nhằm đánh giá sự thỏa mãn của khách theo quy trình công ty cũng như tìm ra các biện pháp cải thiện, nâng cao nghiệp vụ nhân viên
  • Báo cáo Quản lý, Giám Đốc kết quả giải quyết khiếu nại, đề xuất các ý kiến phát triển hoạt động phục vụ khách hàng.
nhiệm vụ trợ lý quản lý nhà hàng


4. Quản lý bàn ăn

  • Theo dõi lượng khách sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, thực hiện quy trình đặt hàng hợp lý sao cho đảm bảo đầy đủ nhu yếu phẩm, nguồn cung thực phẩm.
  • Song hành cùng bếp trưởng kiểm tra và xác nhận thực đơn mỗi ngày
  • Trợ lý quản lý nhà hàng ghi lại các yêu cầu đặt bàn & set up bàn ăn

Tham khảo các thiết bị phục vụ nhà hàng tốt hơn Tại Đây


5. Điều hành các công việc trong ca

  • Sắp xếp lịch làm việc và điều động nhân viên hoàn thành công việc.
  • Thực hiện các buổi họp đầu ca để truyền đạt thông tin, nhắc nhở nhân viên.
  • Giải quyết các sự vụ phát sinh trong quá trình nhà hàng hoạt động hàng ngày.
  • Nhận các yêu cầu, chỉ thị từ Quản lý, tiến hành lên kế hoạch và thực hiện.
  • Lên kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng cho bộ phận nhà hàng và tổ chức thực hiện theo kế hoạch.
  • Phối hợp với các bộ phận khác thực hiện công việc phát sinh nếu có.


6. Quản lý tiêu chuẩn phục vụ khách hàng

  • Trực tiếp giám sát các bộ phận thực hiện phục vụ khách hàng theo các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn của nhà hàng; thực hiện nhắc nhở cảnh cáo nếu cần với các trường hợp nhân viên lơ là hoạt động.
  • Trợ lý quản lý nhà hàng đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến các hoạt động của nhà hàng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên.
Quản lý quan hệ khách hàng


Những công việc trợ lý nhà hàng làm trong một ngày


Thời gian đầu ngày làm việc cần thực hiện

  • Họp nhanh với các bộ phận, thông báo tình hình đoàn khách sắp đón
  • Kiểm tra tác phong ăn mặc của nhân viên có lịch sự và chuyên nghiệp không.
  • Kiểm tra checklist công việc, sắp xếp người làm vệ sinh các khu vực.
  • Xem xét các công việc khác cần làm trong ngày.
  • Xem lại các báo cáo, đề nghị… của ngày hôm trước.


Thời gian trong ngày

  • Trợ lý quản lý nhà hàng giải quyết các công việc phát sinh.
  • Kiểm tra liên tục toàn bộ những hoạt động của nhà hàng trước và sau các giờ ăn của khách.


Thời gian cuối ngày

  • Xem xét lại các công việc trong ngày, kiểm tra các việc còn tồn đọng .
  • Kiểm tra các bộ phận lần cuối cùng.
  • Hoàn thành các báo cáo gửi quản lý.

công việc của trợ ly quản lý nhà hàng trong một ngày
​​​​​​​


Các báo cáo trợ lý quản lý nhà hàng cần thực hiện

  • Báo cáo quản lý nhà hàng về công việc giám sát, điều hành các bộ phận theo nhiệm vụ được giao định kỳ hàng tuần, tháng. Sau đó báo cáo các trường hợp xảy ra đột xuất hoặc các nhiệm vụ do quản lý giao trước đó.
  • Báo cáo về thực khách hàng ngày trong nhà hàng như: Tình hình ăn uống của thực khách, chất lượng & định lượng đồ ăn, đồ uống.
  • Báo cáo tháng: Chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên, chất lượng thực đơn và phản hồi của thực khách; nhân sự trong từng bộ phận; tình trạng trang thiết bị, hàng tồn kho & đề nghị bảo dưỡng, thay thế nếu cần thiết.


Một số yêu cầu, kỹ năng cần có của trợ lý nhà hàng


Yêu cầu nghề nghiệp trợ lý quản lý nhà hàng
 
Để đảm nhận vị trí trợ lý quản lý nhà hàng, bạn cần có bằng cấp tốt nghiệp Trung cấp/ Cao đẳng trở lên. Có kinh nghiệm ít nhất 1 năm ở vị trí trợ quản lý nhà hàng hoặc vị trí tương đương trong ngành F&B, hoặc kinh nghiệm thư ký, trợ lý có hiểu biết về F&B sẽ làm điểm cộng lớn trong quá trình thỏa thuận lương với người phỏng vấn. Tựu chung, sẽ có một số yêu cầu kỹ năng mà một người trợ lý nhà hàng cần như:
  • Khả năng giao tiếp tiếng Anh thông thạo.
  • Sáng tạo, năng động, cầu tiến, có tinh thần trách nhiệm & khả năng chịu được áp lực.
  • Luôn sẵn sàng lắng nghe, có kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn hợp lý, kỹ năng giao tiếp thuyết phục, truyền đạt thông tin nhanh chóng.
  • Tin học văn phòng cơ bản.
  • Có định hướng gắn bó lâu dài.


Tuyển dụng trợ lý quản lý nhà hàng với mức thu nhập bao nhiêu?

Mức lương trợ lý quản lý nhà hàng

Thị trường lao động hiện nay, mức thu nhập cho vị trí trợ lý quản lý nhà hàng giao động từ 7 – 15 triệu/tháng. Mức này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng và yêu cầu công việc cụ thể cũng như khả năng thương thảo lương của ứng viên trong quá trình tuyển dụng.

Vừa rồi Thietbidungcubuffet đã gửi đến bạn một số thông tin cần nắm về trợ lý quản lý nhà hàng là gì? Mô tả công việc trợ lý quản lý trong nhà hàng. Hi vọng những thông tin kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm kiếm công việc phù hợp trong tương lai nhé!

Tham khảo thêm về   Quản lý nhà hàng là làm gì? Vai trò của quản lý nhà hàng là gì?