Để từng bước trở thành một nhân viên pha chế chuyên nghiệp, ngoài việc làm việc linh hoạt, khéo léo, thành thạo các kỹ năng pha chế chuyên môn mà cần phải luôn phát huy, sáng tạo tạo tùy vào mỗi loại thức uống sao cho đa dạng về màu sắc và hương vị. Một nguyên liệu đơn giản, được sử dụng hàng ngày nhưng lại rất quan trọng khi pha chế đồ uống, đó chính là nước đường.
Vài nét về nước đường và cách nấu nước đường pha chế
Nước đường chính là một trong những nguyên liệu quan trọng và không thể thiếu khi pha chế các loại nước uống hiện nay. Đa số các món đồ uống hiện nay đều phải cần đến sự có mặt của nước đường để có thể tăng thêm hương vị, bởi nguyên bản vị ngọt của trái cây chưa đủ để tạo nên sức hấp dẫn cho đồ uống. Đối với nhân viên pha chế hoặc có ý định mở quán kinh doanh đồ uống thì học cách nấu nước đường pha chế là kiến thức cơ bản đầu tiên mà mỗi người cần phải thực hiện.Cách nấu nước đường pha chế đồ uống không khó. Tuy nhiên để đảm bảo đúng tiêu chuẩn về hình thức, màu sắc, chất lượng ngọt thanh và bảo quản được lâu không hề dễ dàng. Có không ít người mới làm quen với việc pha chế đều thất bại trong cách tiến hành pha chế đồ uống.
Có rất nhiều cách để nấu nước đường pha chế khác nhau tùy vào mỗi thương hiệu, chuỗi cửa hàng, đồ uống nhất định. Tuy nhiên tối thiểu cần phải đảm bảo được chất lượng với vị ngọt thanh hay ngọt sâu, màu sắc bắt mắt, không bị cháy, mùi thơm, không gắt,… Đồng thời, nước đường sau khi nấu và đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải bảo quản được trong thời gian dài. Đây là yếu tố quan trọng để pha nước đường với số lượng lớn và phục vụ pha chế trong thời gian dài.
Tầm quan trọng của nước đường pha chế
Không chỉ riêng các loại nước trái cây mà kể cả bất kỳ loại nước giải khát nào cũng cần phải có sự hỗ trợ của nước đường pha chế. Bởi những hương vị có sẵn như vị trái cây, vị mứt,… vẫn nhưng chưa đủ để có thể tạo ra được một hương vị đậm đà và phù hợp với khẩu vị của mỗi người dùng.
Riêng đối với công thức nước đường để pha chế các loại nước trái cây có vị chua như chanh dây, chanh, cam, tắc, dâu tây, xoài,… sẽ được pha chế theo cách riêng biệt để hỗ trợ lấn át vị chua của trái cây. Để thực hiện cách nấu nước đường pha chế những loại thức uống trái cây này bạn cần chuẩn bị hỗn hợp nước cốt trái cây kết hợp với nước đường theo tỉ lệ 1:1 để hương vị trở nên đậm đà.
Tìm hiểu thêm Top 7 trung tâm dạy pha chế cơ bản đến chuyên gia uy tín
Công dụng của nước đường trong pha chế đồ uống
Hỗ trợ tạo vị ngọt đậm đà cho thức uống
Công dụng đầu tiên của nước đường trong pha chế đồ uống đó chính là tạo độ ngọt cho đồ uống. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà cách nấu nước đường pha chế sẽ có sự khác nhau, tương ứng với lượng nước đường có thể ít hoặc nhiều tùy vào mỗi loại đồ uống khác nhau.Trung bình mỗi ly đồ uống nhất định sẽ cần khoảng 20 – 30ml nước đường. Nước đường cát sẽ giúp cho đồ uống có được vị ngọt sâu. Trong khi đó, nước đường phèn sẽ giúp cho đồ uống có được cho vị ngọt thanh. Vì thế, nhân viên pha chế có thể kết hợp hai loại đường này để giúp cho đồ uống có được vị đường ngọt hoàn hảo nhất có thể.
Lượng nước đường được sử dụng có thể tăng hoặc giảm tùy vào độ ngọt của loại trái cây sử dụng và khẩu vị của người uống để thực hiện cách nấu nước đường pha chế khác nhau . Nước đường sau khi nấu lên dễ hòa tan hơn so với khi chưa nấu. Đồng thời sẽ có được hương vị nhẹ nhàng, tinh tế hơn khi chưa nấu. Syrup đường cát sẽ có vị ngọt sâu, trong khi syrup đường phèn sẽ có vị ngọt thanh.
Tăng hương thơm và màu sắc cho đồ uống
Nước đường được pha chế trong đồ uống sẽ giúp cân bằng hương vị một cách tự nhiên. Ví dụ, cà phê sẽ có vị đắng, khi được pha thêm một chút nước đường sẽ giúp làm giảm vị đắng và tăng vị ngon cho cà phê. Ngoài ra, một số loại cocktail, trong công thức pha chế sẽ có một lượng đường để cân bằng hương vị của một số nguyên liệu khác có trong sản phẩm.Đối với những loại trái cây có vị chua mạnh như chanh dây, xoài, bưởi, cam, chanh, tắc,… việc sử dụng nước đường là hoàn toàn cần thiết để tạo ra đồ uống hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, cách nấu nước đường pha chế tạo ra syrup trái cây còn được sử dụng để làm nguyên liệu pha chế các loại cocktail, mocktail, soda,... để làm tăng sự tương phản về màu sắc, kích thích màu, kích thích hương vị, giúp đồ uống sau khi được pha chế trở nên hấp dẫn và thu hút người uống hơn. Cụ thể, muốn cho một ly nước ép dứa có màu sắc bắt mắt hơn hoặc làm dịu độ chua của nước cam thì chỉ cần thêm một chút syrup chanh dây.
Giúp xử lý nguyên liệu trước khi tiến hành pha chế đồ uống
Không chỉ có công dụng tăng thêm vị ngọt cho đồ uống, nước đường còn là một nguyên liệu tuyệt vời để sơ chế các loại nguyên liệu trước khi tiến hành pha chế. Đây chính là một nguyên liệu để xử lý nguyên liệu pha chế đồ uống trước khi sử dụng.Cụ thể, nước đường có tác dụng giúp cho các loại trái cây, rau củ được xử lý sạch các nhựa. Đồng thời có thể giữ được màu sắc đẹp một cách tự nhiên. Nhất là đối với những loại trái cây dễ bị oxy hóa nếu để bên ngoài môi trường sẽ khiến cho hình thức bị giảm sút nhanh chóng như thâm đen.
Một số loại trái cây gặp tình trạng này có thể kể đến như táo, cóc, ổi, dâu tây, bơ…, Để ngăn chặn tình trạng các loại trái cây này bị oxy hóa, cách nấu nước đường pha chế chính là phương pháp sẽ làm được điều này, giúp bảo quản trái cây được lâu hơn, thực sự phù hợp để kinh doanh mở quán nước, tăng lợi nhuận khi kinh doanh.
Nước đường sử dụng loại đường nào để nấu?
Hiện nay, nước đường được sử dụng để nấu và pha chế thức uống có hai loại đường chủ yếu đó là đường cát và đường phèn. Tùy vào khẩu vị của mỗi người hoặc mỗi loại thức uống mà có thể sử dụng nước đường từ đường phèn hay đường cát, hoặc cũng có thể sử dụng kết hợp hai loại nước đường này.
Cách nấu nước đường chuẩn để pha chế đồ uống
Như đã đề cập, nước đường cát và nước đường phèn chính là 2 loại nước đường được sử dụng phổ biến khi pha chế các loại đồ uống hiện nay. Trong cách nấu nước đường pha chế, các bạn cần phải lưu ý đến tỷ lệ pha nước đường để đảm bảo đạt chất lượng và hình thức ở mức tốt nhất.Đồng thời cần phải chuẩn bị thêm các nguyên liệu khác không thể thiếu như muối, nước cốt chanh và rượu. Bởi đây chính là bí quyết để cân bằng vị ngọt của nước đường, giúp cho nước đường không bị gắt và có được hương thơm đặc biệt hơn. Cách nấu nước đường pha chế cụ thể như sau:
Cách nấu nước đường cát
- Bước 1: Tiến hành cho vào nồi khoảng 1.5 lít nước lọc, đặt nồi nước lên bếp và đun sôi. Khi nước sôi bắt đầu cho đường vào và tắt bếp. Tiếp theo sử dụng muỗng khuấy đều để đường cát tan hoàn toàn. Sau đó tiếp tục bật bếp đun sôi, lưu ý để lửa nhỏ, thêm 30ml nước cốt chanh vào và khuấy đều.
- Bước 2: Trong quá trình khuấy của cách nấu nước đường pha chế từ đường cát, các bạn cần dùng rây vớt bọt để nước đường có được độ trong và đạt được màu sắc bắt mắt nhất.
- Bước 3: Tiếp tục đun nước đường khoảng 20 – 30 phút. Sau đó kiểm tra nước đường đã đạt tiêu chuẩn chưa. Để kiểm tra chất lượng nước đường đã đạt yêu cầu hay chưa, các bạn cần chuẩn bị một chén nước. Tiếp đến nhỏ vào chén vài giọt nước đường và quan sát. Nếu giọt nước đường nhanh chóng tan nhẹ trong khoảng 2 giây đầu nhưng vẫn giữ được hình tròn của giọt nước đường thì lúc này chất lượng của nước đường pha chế từ đường cát đã đạt yêu cầu.
- Bước 4: Khi chất lượng nước đường đã đạt, các bạn bắt đầu tắt bếp và tiếp tiếp tục thêm rượu vào nước đường. Sau đó khuấy đều và để nước đường nguội.
Cách nấu nước đường pha chế từ đường phèn
Những nguyên liệu được sử dụng để nấu nước đường phèn bao gồm: 2kg đường phèn, 1 lít nước lọc, 30ml nước cốt chanh, một chút muối. Các bước nấu nước đường phèn đạt được độ ngọt thanh, màu sắc đẹp mắt cụ thể như sau:
- Bước 1: Bắt đầu cho nước lọc vào nồi, tiếp đến cho thêm đường phèn vào và nấu sôi lên. Lưu ý trong quá trình nấu nước đường phèn, các bạn cần phải liên tục khuấy đều để các viên đường phèn có thể tan đều. Khi nước sôi, các bạn hãy tắt bếp và sử dụng rây để lọc nước đường với mục đích làm sạch các sợi chỉ còn sót lại bên trong đường phèn. Nếu muốn tiết kiệm thời gian không phải lọc nước đường qua rây, các bạn có thể sử dụng loại đường phèn kim cương.
- Bước 2: Tiếp tục đun nước đường, khi sôi tiếp tục cho thêm nước cốt chanh vào và khuấy đều. Sau đó tiếp tục nấu đến khi nước đường đạt được độ sánh nhất định.
- Bước 3: Khi nhận thấy nước đường phèn có được độ sánh đạt yêu cầu, các bạn hãy tắt bếp, sử dụng một chút rượu để thêm vào nước đường và tiếp tục khuấy đều. Lúc này xem như cách nấu nước đường pha chế từ đường phèn đã hoàn thành.
Một số lưu ý trong cách nấu nước đường pha chế
Khi làm nước đường pha chế, các bạn cần phải lưu ý một số điểm nho nhỏ để chất lượng của nước đường có thể đạt được tốt nhất.
Tỷ lệ đường/nước
Tỷ lệ đường/nước chuẩn khi nấu nước đường các bạn nên ghi nhớ đó là 2/1. Ví dụ, nếu cần nấu 1kg nước đường thì lượng nước cần phải dùng để đun cùng với đường là 0.5 lít. Các bạn không nên sử dụng quá nhiều nước bởi sẽ khiến cho thời gian nấu nước đường trở nên lâu hơn, tốn kém nhiên liệu hoặc điện năng dẫn đến chi phí cao hơn.
Chú ý vớt bọt
Trong quá trình nấu nước đường pha chế, các bạn cần quan sát mặt nước liên tục. Ngay khi bọt hình thành hãy sử dụng rây vớt bỏ bọt để nước đường có được độ trong nhất định, giúp hình thức của nước đường được tốt nhất có thể.
Thêm muối và nước cốt chanh
Cách nấu nước đường pha chế chuẩn bài đó là không thể thiếu nước cốt chanh và muối. Trong đó, chanh giúp nước đường có được vị thơm ngon, hòa quyện cùng vị ngọt của đường. Muối giúp cho nước đường trở nên đậm vị hơn. Chính vì vậy, các bạn hãy lưu ý chuẩn bị hai loại nguyên liệu này để nấu nước đường.
Không nên để lửa to
Trong quá trình nấu nước đường pha chế, các bạn không để lửa quá to bởi sẽ làm nước đường nhanh đạt độ sánh nhưng dễ bị lại đường nếu để nguội. Do vậy, hãy để lửa nhỏ và quan sát trạng thái, hình thức của nước đường để có thể kể luận nước đường đã đạt được chất lượng hay chưa.Nếu chưa biết cách xác định nước đường đạt tiêu chuẩn như thế nào thì hãy chuẩn bị một chén nước. Sau đó lấy một giọt nước đường nhỏ vào chén nước, nếu giọt nước đường không tan nhanh chóng nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng là đạt nước sẽ đạt yêu cầu.