Trong nhà hàng, khách sạn, vị trí nhân viên tạp vụ nhà hàng không thể thiếu để giúp mọi không gian, khu vực luôn được sạch sẽ. Không đòi hỏi bằng cấp cao, đáp ứng yêu cầu với nhiều ứng viên khác nhau. Vậy công việc của nhân viên này là gì cùng những thông tin cần nắm về vị trí tạp vụ trong nhà hàng ra sao? Các bạn hãy theo dõi bài viết của Thietbikhachsan để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Tìm hiểu tạp vụ nhà hàng là gì?
Nhân viên tạp vụ nhà hàng là những người có nhiệm vụ làm công tác vệ sinh, giúp mang đến không gian sạch sẽ, thơm tho, gọn gàng đối với mọi khu vực. Vị trí này trong nhà hàng chịu sự quản lý của Trưởng bộ phận Tạp vụ hoặc Trưởng ca (tùy quy mô của nhà hàng, khách sạn).

Công việc của nhân viên tạp vụ nhà hàng là gì?
Như đã đề cập, trách nhiệm của nhân viên tạp vụ nhà hàng - Restaurant Houseskeeper đó là dọn dẹp vệ sinh trong các nhà hàng, khách sạn và cung cấp một không gian sạch sẽ, gọn gàng theo đúng quy luật. Đa số các nhà hàng, khách sạn ở mọi quy mô đều phải có ít nhất một nhân viên Tạp vụ để đảm nhiệm vị trí công việc này.Vậy nhân viên tạp vụ nhà hàng là làm gì? Tùy theo các tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể của mỗi nhà hàng mà sẽ thực hiện các công việc cụ thể sau đây:
1. Làm vệ sinh khu vực đầu ca làm việc

- Ngay khi nhận ca làm việc, nhân viên Tạp vụ nhà hàng có nhiệm vụ tiếp nhận đầy đủ các thông tin về phân công khu vực làm việc trong nhà hàng, khách sạn cụ thể mỗi ngày từ Tổ trưởng, trưởng bộ phận tạp vụ. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ các loại công cụ, dụng cụ cần thiết và di chuyển chúng đến khu vực thích hợp, không để làm ảnh hưởng đến mỹ quan bên trong nhà hàng.
- Tiến hành quét sạch bụi bẩn trên thảm, sàn, hành lang, cầu thang, trước sảnh,… của nhà hàng, khách sạn bằng máy chuyên dụng.
- Tiếp theo dùng cây lau nhà để lau toàn bộ khu vực vừa quét sạch bụi bẩn bằng các hóa chất chuyên dụng. Tùy vào mỗi khu vực cần dọn dẹp, nhân viên tạp vụ nhà hàng cần lưu ý sử dụng các loại khăn lau cũng như dụng cụ vệ sinh sao cho phù hợp nhất.
- Sau khi hoàn thành lau chùi, nhân viên tạp vụ cần đặt biển lưu ý ở các khu vực vừa lau để toàn bộ nhân viên khác cũng như khách hàng có thể quan sát thấy và chú ý di chuyển cần thận hơn ở khu vực này.
Làm vệ sinh khu vực Toilet nhà hàng, khách sạn

- Sau khi thực hiện xong toàn bộ các công việc làm vệ sinh ở những khu vực được phân công, nhân viên tạp vụ cần tiếp tục thực hiện công việc vệ sinh toilet nhà hàng.
- Trong quá trình làm việc cần sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa chuyên dụng được cung cấp để tiến hành vệ sinh bồn cầu. Lưu ý vệ sinh sạch sẽ cả phía trong, ngoài, trên thành bồn cũng như toàn bộ khu vực xung quanh như vòi xịt, tường, hộp đựng giấy, cửa phòng toilet. Yêu cầu đặt ra là cần phải đảm bảo mọi thứ được sạch sẽ và thơm tho.
- Thay cuộn giấy mới, thêm tinh dầu tạo mùi vào bình phun (nếu có) vào đúng vị trí quy định để khử trùng cũng như làm thơm phòng toilet.
- Sử dụng các hóa chất chuyên dụng để lau sạch kính, vòi rửa, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo kính có độ sáng, trong, không tích gợn bụi bẩn hay vết nước trên kính. Nếu thấy xà phòng và khăn lau sạch hết cần phải bổ sung hoặc thay mới.
- Sử dụng máy hút bụi hoặc chổi để quét sạch bụi bẩn và lau sàn với thao tác tương tự như bước trên. Tất cả các bước trong nhiệm vụ này của nhân viên tạp vụ nhà hàng cần phải đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn của ngành.

Làm vệ sinh khu vực phục vụ thực khách
- Nhân viên tạp vụ cần phải quan sát thường xuyên khu vực làm việc của mình để có thể thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng, đảm bảo phục vụ thực khách một cách tốt nhất, đặc biệt là tại bàn ăn của khách. Tất cả mọi đồ ăn thừa, đồ ăn rơi rớt, nước uống trên bàn,... cần phải được xử lý gọn lẹ, sạch sẽ để phục vụ các thực khách đến sau.
- Nhân viên tạp vụ nhà hàng cần hỗ trợ nhân viên phục vụ tiến hành thu dọn và phân loại rác bẩn theo đúng quy định. Đồng thời có thể hỗ trợ nhân viên rửa bát vệ sinh khu vực bếp theo sự phân công của ca trưởng.
- Vệ sinh sàn nhà và toàn bộ không gian khác trong nhà hàng theo quy định vào cuối ca làm việc.
- Thu dọn, kiểm tra các loại dụng cụ làm việc, tiến hành cất vào kho chứa đồ đúng nơi quy định. Sau đó kiểm tra tình trạng vệ sinh của khu vực làm việc được phân công lần cuối để bàn giao công việc cho các nhân viên tạp vụ nhà hàng làm ca sau. Cuối cùng báo cáo công việc cho tổ trưởng ca trực và kết thúc ca làm việc.
Xem thêm bài viết Bếp nhà hàng là gì? Sơ đồ tổ chức bếp nhà hàng gồm những gì?
Bảo quản các dụng cụ được phân công sử dụng

- Có trách nhiệm bảo quản tất cả các loại thiết bị, máy móc, công cụ, dụng cụ vệ sinh được phân công đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng.
- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ tất cả vật dụng, công cụ dụng cụ sau khi làm việc xong tại khu vực được phân công.
- Bảo quản các loại vật dụng, thiết công cụ dụng cụ đúng theo vị trí quy định.
- Kiểm tra thường xuyên và kịp thời để phát hiện ra những hư hỏng, mất mát đối với các thiết bị, dụng cụ để báo đến cấp trên hoặc bộ phận bảo dưỡng thiết bị nhằm đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.
- Có thể đề xuất mua sắm các vật dụng, công cụ, dụng cụ phục vụ công việc của nhân viên tạp vụ nhà hàng nếu thấy cần thiết.
Thực hiện các công việc khác được phân công
- Sắp xếp thời gian để tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, nâng cao nghiệp vụ đối với công việc tạp vụ nhà hàng.
- Tiếp nhận tất cả những thắc mắc, yêu cầu, phàn nàn của khách hàng liên quan đến vấn đề vệ sinh, mỹ quan trong nhà hàng. Đồng thời xử lý triệt để nếu nằm trong khả năng, phạm vi quyền hạn giải quyết của mình. Đồng thời báo lên cấp trên giải quyết nếu nằm ngoài khả năng, quyền hạn của mình.
- Luôn đảm bảo rằng quá trình sử dụng điện, nước để dọn dẹp nhà hàng phải tiết kiệm chi phí tối đa cho nhà hàng.
- Hướng dẫn, giúp đỡ thực khách nếu nhận thấy họ cần có sự hỗ trợ.
- Có thể đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công việc bằng các giải pháp hỗ trợ công việc cho cấp trên
- Thực hiện các công việc khác nếu có sự phân công của cấp trên cho nhân viên tạp vụ nhà hàng.

Mức lương của nhân viên Tạp vụ nhà hàng là bao nhiêu?
Thu nhập đối với nhân viên làm công việc tạp vụ nhà hàng còn phụ thuộc vào quy mô của mỗi nhà hàng cũng như công việc thực tế cụ thể ra sao. Các nhà hàng quy mô nhỏ thường sẽ đăng tin tuyển dụng các cá nhân làm công việc tạp vụ. Còn nhà hàng có quy mô lớn thường sẽ ký kết hợp đồng đối với các doanh nghiệp cung ứng lao động vệ sinh, nhân viên tạp vụ. Theo thống kê, mức lương của nhân viên Tạp vụ nhà hàng hiện nay dao động khoảng 4 - 6 triệu/tháng, ở các nhà hàng quy mô lớn hơn có thể lên đến 6 - 8 triệu/tháng.Đây là một công việc đòi hỏi sức lao động chân tay, kỹ năng sử dụng các thiết bị, công cụ dọn dẹp nên cũng khá vất vả và cũng không có nhiều cơ hội thăng tiến trong ngành khách sạn, nhà hàng. Về cơ bản, nếu chỉ làm công việc dọn dẹp và đạt đến mức 8 triệu/tháng thực sự đã quá tốt đối với nhân viên tạp vụ nhà hàng.
Những yêu cầu cơ bản đối với công việc tạp vụ nhà hàng
1. Có sức khỏe tốt
Để làm được công việc của nhân viên tạp vụ nhà hàng, điều đầu tiên mà các bạn cần làm đó là phải có sức khỏe, thể chất tốt. Bởi nhiệm vụ chính của Tạp vụ nhà hàng đó là chủ yếu xoay quanh các công việc bao gồm dọn dẹp, lau chùi, sắp xếp vật dụng, đồ đạc. Do vậy cần phải cúi người thường xuyên hoặc mang vác các vật nặng, kéo đẩy đồ đạc nên rất dễ bị đau lưng. Vì thế, nếu không đảm bảo có sức khỏe tốt thì rất khó có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc này.

2. Đảm bảo sự nhanh nhẹn và khéo léo
Mặc dù không đòi hỏi về bằng cấp và kỹ năng nhưng yêu cầu đặt ra đối với nhân viên tạp vụ đó chính là phải đảm bảo sự nhanh nhẹn, khéo léo trong thực hiện nhiệm vụ. Đây cũng là kỹ năng quan trọng mà bất kỳ nhân viên tạp vụ nhà hàng nào cũng cần phải có, đặc biệt là thời gian cao điểm, thực khách đến nhà hàng nhiều. Với sự nhanh nhẹn và khéo léo sẽ giúp mang lại hiệu quả công việc cao hơn.
3. Kỹ năng dọn dẹp hiệu quả
Đây chắc chắn là một kỹ năng cần thiết đối với mọi nhân viên tạp vụ nhà hàng. Việc thành thạo kỹ năng dọn dẹp, lau chùi là thực sự cần thiết, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo yếu tố sạch sẽ, gọn gàng và nhanh chóng nhất. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi phải biết dùng các loại thiết bị, máy móc, nước tẩy rửa chuyên dụng đúng mục đích, đúng khu vực vệ sinh.
4. Có đức tính chăm chỉ, chịu khó
Công việc của nhân viên tạp vụ được đánh giá là vất vả với khối lượng công việc một ngày rất nhiều. Tất cả những việc làm mà tạp vụ nhà hàng thực hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không gian cũng như trải nghiệm của nhân viên và khách hàng tại khách sạn, nhà hàng.

Ưu điểm và nhược điểm của công việc tạp vụ nhà hàng
Tương tự như các công việc khác trong nhà hàng, khách sạn, công việc của Nhân Viên Tạp Vụ nhà hàng cũng sẽ có những ưu điểm và một số hạn chế như sau:
Ưu điểm
- Có nhiều cơ hội việc làm bởi ngành F&B đang ngày càng phát triển, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng nhân viên tạp vụ nhà hàng cũng cao hơn. Chỉ cần lên các trang web tìm kiếm việc làm sẽ thấy nhu cầu tuyển dụng vị trí này là rất cao.
- Công việc tạp vụ, dọn dẹp trong nhà hàng không cần phải đòi hỏi trình độ chuyên môn như các công việc khác.
- Công việc không gặp quá nhiều áp lực, công việc thoải mái và tính chất đơn giản, không phức tạp.
- Thu nhập tương đối ổn định so với công việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Tùy vào tay nghề, khả năng sử dụng các công cụ chuyên môn dọn dẹp, quy mô của nhà hàng khách sạn mà mức lương trung bình cũng tương đối phù hợp, vào khoảng 5-7 triệu đồng, thậm chí có thể lên đến 10 triệu đồng khi nhận thêm các khoản thưởng.

Nhược điểm
- Nếu muốn có cơ hội thăng tiến cao hơn trong ngành F&B thì đây không phải là công việc phù hợp. Bởi tính chất và yêu cầu công việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn và tư duy cao, chỉ lặp đi lặp lại các công việc quen thuộc và ít phải xử lý những tình huống phát sinh khó xử lý.
- Công việc hằng ngày của nhân viên tạp vụ nhà hàng thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất tẩy rửa, nấm mốc, mùi hôi,… từ khu vực làm việc, vệ sinh nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Do đó, công việc này sẽ không phù hợp đối với những ai mắc các bệnh về dị ứng, viêm mũi, viêm xoang, da nhạy cảm với các hóa chất tẩy rửa.
- Những công việc vệ sinh, lau chùi trên các tầng cao như cầu thang, cửa sổ nhà cao tầng, trần nhà sẽ tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, gây nguy hiểm đối với nhân viên tạp vụ.
Tìm việc làm Tạp vụ Nhà hàng ở đâu?
Để tìm việc làm nhân viên t Tạp vụ Nhà hàng TPHCM hay các khu vực khác, điều đầu tiên là các bạn cần xác định môi trường làm việc, quy mô lớn hay nhỏ để đưa ra hướng tìm kiếm chính xác nhất. Đối với các nhà hàng, khách sạn lớn đôi khi sẽ có yêu cầu cao hơn, cả về độ tuổi lẫn kinh nghiệm làm việc.Để tìm công việc tạp vụ nhà hàng, hãy liên hệ người thân hoặc tìm kiếm trên các website tuyển dụng phổ biến hiện nay. Sau đó tạo CV để hẹn lịch phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Mẫu tạo CV cũng rất đơn giản đối với công việc tạp vụ ở trình độ phổ thông, các bạn chỉ cần tham khảo trên mạng. Hãy liệt kê mọi kinh nghiệm liên quan đến công việc dọn dẹp và kỹ năng sử dụng các loại máy móc, thiết bị chuyên dụng để dọn dẹp nhà hàng, khách sạn.
Tuyển dụng nhân viên tạp vụ nhà hàng cần lưu ý gì?
Với vai trò là người tuyển dụng, khi tìm kiếm ứng viên phù hợp để làm việc trong nhà hàng, khách sạn cần phải lưu ý nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, các ứng viên rất quan tâm đến chế độ lương thưởng, môi trường làm việc. Trong khi đó, các nhà tuyển dụng sẽ lại chú ý đến nhiều hơn đến kỹ năng, tính cách, sự chăm chỉ của người lao động. Để ứng viên có thể hoàn thành tốt công việc tạp vụ nhà hàng, nhà tuyển dụng cần lưu ý đến các tiêu chí sau đây:
Tìm ứng viên có đức tính trung thực
Bên trong môi trường làm việc là nhà hàng, khách sạn thường sẽ có khối lượng công việc nhiều, vị trí nào cũng sẽ bận rộn. Với đức tính trung thực sẽ giúp cho ứng viên có thể hoàn thành được nhiệm vụ dọn dẹp tốt hơn, không trộm cắp vật dụng, thiết bị trong nhà hàng.
