Nhân viên lễ tân nhà hàng là những gương mặt đầu tiên tiếp xúc với khách hàng khi họ bước chân vào nhà hàng. Một nhân viên lễ tân cần phải có tác phong thân thiện và cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp. Công việc của nhân viên lễ tân có thể nói rất chi tiết và tỉ mỉ. Mời bạn cùng Thietbikhachsan điểm qua một số công việc mà nhân viên lễ tân trong nhà hàng có trách nhiệm thực hiện!

lễ tân nhà hàng


Lễ tân nhà hàng là gì?

Lễ tân trong nhà hàng (Restaurant receptionist) là những người làm việc tại vị trí tiếp đón thực khách tới nhà hàng. Họ là những người chịu trách nhiệm chào đón, hướng dẫn khách vào bàn ăn, giải đáp thắc mắc nếu có, quản lý bàn đã được đặt trước, báo cáo các vấn đề phát sinh tới trưởng bộ phận.


Nhiệm vụ, vai trò của bộ phận tiếp tân nhà hàng

Ngoài công việc chính là chào đón khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại nhà hàng khách sạn của mình thì lễ tân nhà hàng còn đảm nhận một số công việc khác. Bởi thế, vị trí này đòi hỏi người tiếp tân phải vững nghiệp vụ, nắm rõ hệ thống công việc để đảm bảo phục vụ khách hàng tận tình và công việc diễn ra suôn sẻ.

Nhiệm vụ, vai trò của bộ phận tiếp tân nhà hàng

Thêm nữa, lễ tân nhà hàng còn là nơi tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng cũng như thông tin từ các bộ phận khác nhằm phối hợp, hỗ trợ thực hiện các công việc theo yêu cầu. Có thể nói bộ phận lễ tân là bộ mặt của nhà hàng, là chiếc cầu nối giữa khách và nhà hàng. Lễ tân sẽ là người gửi gắm các thông tin, hướng dẫn khách hàng khi cần, tạo những ấn tượng tốt đẹp đầu tiên cho khách hàng.


Tìm hiểu công việc lễ tân nhà hàng làm gì?

Công việc nhân viên lễ tân trong nhà hàng cần làm trong một ca làm việc cụ thể như sau:


Chuẩn bị nhận ca làm việc

  • Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân viên lễ tân nhà hàng nhận sổ bàn giao công việc để biết được công việc nào ca trước đã hoàn thành, công việc nào còn dang dở cần thực hiện ngay để đón khách cho chu đáo.
  • Những thông tin công việc chưa hoàn thành mà lễ tân nhà hàng của ca trước bàn giao cho lễ tân ca sau phải được ghi đầy đủ, rõ ràng trong sổ sách để nhân viên dễ xem hiểu mà thực hiện.

Chuẩn bị nhận ca làm việc


Chuẩn bị mọi công việc trước khi đón khách

  • Làm vệ sinh sạch sẽ khu vực lễ tân.
  • Đảm bảo khu vực cửa ra vào và khu vực đón khách sáng sủa, sạch sẽ, đủ hoa và các sản phẩm trang trí.
  • lễ tân nhà hàng làm sạch các mẫu thực đơn và mở sẵn trang trọng, đặt vào vị trí quy định.
  • Bảo quản, quản lý các thiết bị tại khu vực làm việc của bộ phận lễ tân.
  • Tham gia các buổi họp đầu giờ với giám sát hoặc quản lý nhà hàng để nắm rõ tình hình kinh doanh trong ngày, lưu ý những công việc cần được ưu tiên.


Tiến hành quy trình đón tiếp khách

  • Chào đón thân thiện ngay khi khách đặt chân vào nhà hàng và mỉm cười cám ơn mỗi khi nói chuyện xong với khách. Cử chỉ, giọng nói, tác phong cần đảm bảo luôn lịch sự, niềm nở, lễ phép.
  • Hỏi các thông tin khách để phục vụ chu đáo hơn như khách đi bao nhiêu người, đã đặt bàn trước hay chưa, muốn ngồi khu vực nào của nhà hàng…từ đó tiến hành hướng dẫn khách vào bàn và sắp xếp chỗ ngồi.
  • Trình thực đơn cho khách để khách chọn và đặt món. Quá trình này đòi hỏi lễ tân nhà hàng phải nắm rõ và đầy đủ thực đơn của nhà hàng, các món tạo nên thương hiệu để giới thiệu cho khách, các món khách gọi mà đã hết thì nhanh chóng xin lỗi và phản hồi để khách khỏi đợi. Sau đó ghi nhanh và đủ các món khách yêu cầu, lặp lại thực đơn xác nhận với khách và giao yêu cầu cho phòng bếp.

quy trình đón tiếp khách


Tư vấn, giải quyết khiếu nại và vấn đề khác của khách hàng

  • Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, cung cấp những thông tin cần thiết để giải đáp khách hàng.
  • Tiếp nhận những ý kiến không hài lòng hay phàn nàn của khách và thông báo cho các bộ phận liên quan phối hợp để kịp thời giải nhanh cho khách.
  • Thường xuyên cập nhật tình hình buồng phòng, các dữ liệu về khách để phục vụ khách hàng chu đáo hơn.
  • Tiếp nhận điện thoại: xử lý thông tin hoặc nối máy tới các bộ phận chịu trách nhiệm.


Quản lý đặt bàn

  • Nhận thông tin đặt bàn trước của khách qua điện thoại, bằng email hoặc yêu cầu trực tiếp.
  • Đảm bảo bàn đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng phục vụ trước thời điểm khách đến.
  • Nắm rõ tình trạng bàn còn hay hết để thông báo kịp thời cho khách.
  • Báo cáo tình hình đặt bàn cho giám sát hoặc quản lý nhà hàng vào đầu mỗi ca hoặc khi có phát sinh.

Quản lý đặt bàn
Tìm hiểu thêm về các loại dụng cụ phục vụ tiệc tại bàn như cây menu để bàn


Kết thúc, báo cáo ca làm việc

  • Vệ sinh gọn gàng khu vực lễ tân trước khi kết ca.
  • Báo cáo với quản lý tất cả các sự cố xảy ra trong ngày tại nhà hàng và tình hình lượng khách ra vào.
  • Ghi sổ bàn giao công việc, các lưu ý cho ca sau.


Một số yêu cầu mà nhân viên lễ tân nhà hàng cần có


yêu cầu kỹ năng lễ tân nhà hàng

Để đảm nhận vị trí lễ tân, bạn chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT hoặc chứng chỉ nghề lễ tân, bằng nghề, Trung cấp. Tuy nhiên nếu muốn thăng tiến cao hơn, bằng cáp Cao đẳng/ Đại học chuyên ngành lễ tân hoặc các ngành nghề liên quan sẽ có ưu thế hơn. Ngoài ra, nghề lễ tân đòi hỏi một số điều kiện sau.
  • Tiếng Anh giao tiếp cơ bản hoặc ở mức tốt tùy yêu cầu của từng nhà hàng.
  • Vi tính văn phòng cơ bản.
  • Ngoại hình gọn gàng, ưa nhìn.
  • Kỹ năng giao tiếp khéo léo.
  • Đã có kinh nghiệm làm việc tại một số nhà hàng khách sạn là một lợi thế khi phỏng vấn.


Mức thu nhập của nhân viên lễ tân trong nhà hàng


thu nhập nhân viên lễ tân trong nhà hàng

Theo tìm hiểu của thietbidungcubuffet , thị trường ngành nghề Nhà hàng khách sạn hiện tại trả lương cho vị trí nhân viên lễ tân giao động từ 5 – 8 triệu/ tháng, tùy vào quy mô nhà hàng và yêu cầu công việc cụ thể của từng vị trí. Ngoài tiền lương cứng, lễ tân nhà hàng còn có các nguồn thu nhập khác như tiền tips, tiền thưởng nhân viên của tháng, thưởng đạt hiệu suất làm việc, thưởng lễ tết…

Trên đây là một số thông tin thú vị về nghề nhân viên lễ tân nhà hàng mà thietbidungcubuffet vừa cung cấp cho bạn đọc. Mong rằng bạn đọc qua bài viết này sẽ có những hiểu biết nhất định về ngành nghề này cũng như định hướng được công việc trong tương lai nhé!

Bạn có thể tham khảo thêm về  Quản lý nhà hàng là làm gì? Vai trò của quản lý nhà hàng là gì?