Đối với mỗi nhà hàng, khách sạn, khu vực bếp chính là linh hồn tạo ra những món ăn hấp dẫn, thơm ngon để phục vụ thực khách. Chính vì vậy, việc đầu tư các trang thiết bị trong bếp nhà hàng cần phải được thực hiện đảm bảo, đầy đủ, giúp cho quá trình chế biến món ăn được diễn ra trơn tru. Dưới đây là danh sách các thiết bị trong bếp nhà hàng cần phải trang bị khi kinh doanh.


Vai trò của các trang thiết bị trong bếp nhà hàng

Trong mỗi nhà hàng, khách sạn, bếp là một khu vực rất quan trọng và không thể thiếu để tạo ra các món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Với một không gian bếp được trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị, bố trí một cách hợp lý, sách sẽ chính là những điểm cộng để các đầu bếp tạo ra nhiều món ăn ngon phục vụ thực khách.

các trang thiết bị trong bếp
 
Với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ, ngày càng có nhiều thiết bị bếp nhà hàng hơn, mục đích đa dạng để hỗ trợ tối đa đầu bếp chế biến món ăn. Nhờ đó, quá trình chế biến món ăn sẽ giúp rút ngắn thời gian, nhất là các công đoạn sơ chế thủ công. Từ đó món ăn nhanh chóng được hoàn thành để phục vụ thực khách nhanh chóng nhất có thể.


Những tiêu chí lên danh sách trang thiết bị trong bếp nhà hàng

Khi thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn, các bạn cần phải đảm bảo một số tiêu chí cần thiết để dễ dàng lựa chọn các thiết bị sắp xếp cho nhà bếp nhà hàng được thuận lợi nhất.


1. Lựa chọn các trang thiết bị trong bếp cần thiết

Dựa vào nhu cầu sử dụng, các bạn cần phải lựa chọn cho mình những trang thiết bị cần thiết nhất nhằm tối ưu chi phí cũng như đáp ứng nhu cầu phục vụ thực khách. Đối với những trang thiết bị nhà bếp ít sử dụng, các bạn cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng, chặt chẽ về mặt chi phí trước khi quyết định mua. Nếu nhà hàng có quy mô lớn, phục vụ các món ăn chất lượng, cao cấp và và lượng khách hàng lớn bạn cần phải chọn các thiết bị đến từ thương hiệu lớn và đảm bảo chất lượng.

các trang thiết bị trong bếp cần thiết nhất
 


2. Mua sắm các thiết bị trong bếp nhà hàng dựa vào nhu cầu

Tùy vào nhu cầu sử dụng các loại thiết bị bếp nhà hàng ít hay nhiều, tần suất như thế nào mà lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp. Nếu nhu cầu sử dụng thường xuyên, đòi hỏi các loại trang thiết bị trong bếp cần phải có độ bền cao, chất lượng đảm bảo. Nhất là các loại bếp nhà hàng, thiết bị sơ chế thực phẩm, tủ hấp… được sử dụng liên tục, thường xuyên nên cần phải đảm bảo chất lượng tốt, lựa chọn thật kỹ lưỡng để có được hiệu quả sử dụng lâu dài và bền bỉ.

Nếu không đảm bảo chất lượng, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, chắc chắn chi phi sửa chữa, bảo trì và bảo dưỡng sẽ rất cao. Điều này còn gây tốn kém về chi phí lẫn thời gian đối với bộ phận kỹ thuật trong nhà hàng, khách sạn. Nhất là đối với các thiết bị trong bếp nhà hàng có tần suất sử dụng liên tục, chỉ sau một thời gian sử dụng sẽ giảm chất lượng, giảm hiệu quả hoàn thành các món ăn phục vụ thực khách.


3. Lựa chọn trang trang thiết bị trong bếp dễ vệ sinh

Để đảm bảo thuận tiện nhất trong quá trình sử dụng, các bạn nên lựa chọn những trang thiết bị nhà hàng được làm từ chất liệu thép không gỉ. Đặc điểm của loại chất liệu này đó là dễ dàng vệ sinh và làm sạch sau quá trình sử dụng để sơ chế, chế biến món ăn. Trên thị trường hiện nay có 2 loại chất liệu thép không gỉ phổ biến đó chính là inox 201 và 304.

So với loại chất liệu inox 201, inox 304 có chất lượng tốt hơn, có thể chịu được nhiệt độ cao hơn, đồng thời có độ bền tốt hơn và quan trọng là dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng. Tuy nhiên, khi so sánh về giá thành, chất liệu inox 201 có giá thành rẻ hơn so với chất liệu inox 304. Vì vậy, tùy vào khả năng tài chính, các bạn cần cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng.

lựa chọn các thiết bị nhà hàng dễ vệ sinh
 


4. Lựa chọn thiết bị bếp nhà hàng dựa vào không gian bếp

Việc mua sắm các trang thiết bị trong bếp nhà hàng cần phải dựa vào không gian của bếp nhà hàng rộng hay hẹp để lựa chọn những thiết bị phù hợp về mặt không gian, diện tích sử dụng. Nếu diện tích không gian bếp hạn chế nhưng kích thước của những trang thiết bị trong bếp nhà hàng quá lớn, công suất cao sẽ khiến cho việc thao tác, vận hành gặp nhiều khó khăn, không được thoải mái cho đầu bếp.

Ngược lại, nếu không gian bếp rộng rãi, thoải mái, quy mô lớn nhưng lại lựa chọn các trang thiết bị bếp nhà hàng có công suất nhỏ, kích thước bé, chức năng hạn chế sẽ không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của nhà hàng. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và tác động đến lợi nhuận của nhà hàng. Bên cạnh đó, nếu thiết kế của các loại thiết bị không phù hợp với thiết kế nội thất của không gian bếp cũng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cho khu vực này.


Tổng hợp các trang thiết bị trong bếp nhà hàng cần có

Khu vực bếp nhà hàng nếu muốn hoạt động chuyên nghiệp, hiệu suất cao cần phải thiết kế phân chia thành các khu vực riêng biệt với những trang thiết bị bếp nhà hàng tương ứng. Trong đó, một số nhóm thiết bị bếp nhà hàng cần thiết phải trang bị trong mỗi không gian bếp bao gồm:
  • Thiết bị bảo quản thực phẩm
  • Thiết bị sơ chế
  • Thiết bị nấu nướng
  • Thiết bị trang trí, trưng bày món ăn
  • Thiết bị vệ sinh
Tùy vào chức năng của mỗi khu vực bếp riêng biệt sẽ được trang bị những loại trang thiết bị trong bếp nhà hàng phù hợp để đáp ứng nhu cầu sử dụng, phục vụ order của thực khách một cách tốt nhất.


1. Thiết bị bảo quản thực phẩm

Nhóm thiết bị bảo quản thực phẩm sẽ được đặt trong khu vực kho của bộ phận bếp trong nhà hàng, bao gồm: Tủ lạnh công nghiệp, tủ đông, tủ mát công nghiệp, bàn làm lạnh, bàn làm mát. Tất cả những loại thiết bị này có tác dụng giúp bảo quản nguyên liệu, thực phẩm trước khi tiến hành chế biến, hoặc có thể được sử dụng sau khi chế biến, hoàn thiện món ăn trước khi mang ra bàn ăn phục vụ thực khách.

thiết bị bảo quản thực phẩm
 
Để mang đến sự thuận tiện nhất cho đầu bếp, phục vụ thực khách một cách nhanh chóng, đảm bảo các loại thực phẩm luôn được bảo quản một cách vệ sinh, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Kịp thời cung ứng cho nhu cầu chế biến món ăn. Bên cạnh đó, tại khu vực kho bếp nhà hàng còn được trang bị các loại trang thiết bị bếp nhà hàng khác như: Xe đẩy thực phẩm, kệ inox, tủ trưng bày thực phẩm,…


2. Các trang thiết bị trong bếp dùng để sơ chế, chuẩn bị thực phẩm

Trong menu của mỗi nhà hàng, khách sạn, thường sẽ có rất nhiều loại món ăn phải phải có thời gian chế biến lâu, phức tạp và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Trong đó, trước khi tiến hành chế biến món ăn, việc sơ chế thực phẩm, nguyên liệu đóng vai trò quan trọng, giúp rút ngắn thời gian phục vụ món ăn cho thực khách.

Chính vì thế, việc chuẩn bị các trang thiết bị trong bếp để sơ chế thực phẩm, nguyên liệu từ trước sẽ giúp nhà hàng luôn chủ động được nguồn thực phẩm. Sau khi hoàn thành sơ chế, đầu bếp có thể cất thực phẩm vào tủ bảo quản, tủ đông để có thể sử dụng khi có order đến từ thực khách. Trong quá trình lựa chọn nhóm thiết bị bếp nhà hàng này, các bạn cũng cần phải dựa vào quy mô hoạt động, tần suất sử dụng như thế nào.

Sử dụng nhóm trang thiết bị trong bếp nhà hàng này giúp hỗ trợ, rút ngắn thời gian sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu đối với nhân viên sơ chế rất hiệu quả. Một số thao tác chuẩn bị nguyên liệu có thể kể đến như chặt, cắt, thái nhỏ, băm, xay, làm sạch…

thiết bị so chế
 
Những thao tác này cần phải thực hiện một cách chính xác đúng với yêu cầu của nhà hàng, phù hợp với đặc điểm của từng loại món ăn theo thực đơn của nhà hàng. Tương ứng với những thao tác sơ chế đó cần phải chuẩn bị những trang thiết bị trong bếp nhà hàng như: Máy cắt, máy xay, máy thái thịt, máy cưa xương, máy ép, máy cắt rau củ quả, bàn chặt, chậu rửa, bàn inox,...

Trong đó, máy thái thịt được đánh giá là một trang thiết bị trong bếp nhà hàng cực kỳ quan trọng đối với mỗi nhà hàng. Đối với một số nhà hàng khác, có thể máy thái không cần thiết nhưng lợi ích mà thiết bị này mang lại là rất có lợi. Thiết bị này phát huy nhiều công dụng đối với việc chế biến món mì sandwich, món thịt nguội,...


3. Các trang thiết bị trong bếp nấu

Các loại thiết bị bếp nấu sẽ có trách nhiệm nấu nướng, chế biến các loại thực phẩm để tạo thành món ăn phục vụ thực khách. Những loại bếp nấu sẽ có nhiều hình thức chế biến thông dụng như xào, chiên, áp chảo, nướng, nấu, hấp,... Tùy vào mỗi loại món ăn, phong cách ẩm thực khác nhau mà sẽ lựa chọn loại bếp tương ứng để chế biến. Hiện có chủ yếu các loại bếp nấu bao gồm:
  • Bếp ga, bếp từ, bếp á, bếp công nghiệp, bếp hầm
  • Bếp, bếp nướng, bếp chiên
  • Các loại tủ sử dụng để nấu cơm, lò vi sóng, lò nướng
  • Chảo công nghiệp, nồi hầm, nồi lẩu, chảo chống dính, nồi áp suất..


4. Máy trộn bột, đánh trứng thường dùng chế biến món tráng miệng

Đây cũng là trang thiết bị trong bếp quan trọng thường dùng để chế biến các món tráng miệng, món bánh. Tùy vào loại hình kinh doanh chuyên về các món ăn này và việc trang bị máy trộn bột, đánh trứng sẽ ít hay nhiều. Nếu nhà hàng chuyên các món bánh thì việc trang bị những thiết bị, dụng cụ này là không nên bỏ qua để tạo ra những món bánh thơm ngon, hấp dẫn.

máy móc dùng trong nhà hàng
 
Trong quá trình lựa chọn lò nướng, các bạn cần phải quan tâm đến yếu tố kích thước. Bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến không gian khu vực bếp nhà hàng. Ngoài ra, với quy mô nhà hàng phục vụ số lượng thực khách khoảng bao nhiêu cũng là yếu tố quan trọng để lựa chọn loại thiết bị có công suất bao nhiêu cho phù hợp. Hiện nay, hầu hết các nhà hàng đều trang bị cho khu vực bếp một loại lò nướng nhất định để chế biến các món bánh phục vụ thực khách.


5. Hệ thống máy thông gió hút mùi

Trong khu vực bếp của mọi nhà hàng đều không thể thiếu hệ thống thông gió và làm mát bếp. Bởi dụng cụ này sẽ giúp cho khu vực bếp luôn được thông thoáng, làm sạch các mùi độc hại, ảnh hưởng đến đầu bếp cũng như chất lượng của các món ăn. Từ đó giúp các đầu bếp tạo ra được những món ăn ngon nhất phục vụ order của thực khách.  Một hệ thống thông gió đảm bảo sẽ giúp kiểm soát được nhiệt độ khu vực bếp của nhà hàng một cách hiệu quả nhất.

Các thiết bị trong bếp nhà hàng thông gió tốt sẽ mang đến không khí trong lành, sạch sẽ và an toàn cho toàn bộ đầu bếp, giúp họ có được sự thoải mái nhất trong quá trình làm việc. Với tinh thần thoải mái, đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ đầu bếp sẽ là điều kiện thuận lợi để họ có thể chế biến ra được những món ăn thơm ngon, hấp dẫn nhất đến thực khách. 


6. Trang thiết bị trong bếp khu vực trưng bày món ăn

Sau khi hoàn thành chế biến món ăn, khu vực chuẩn bị thực phẩm cần phải được trang bị bàn trưng bày cùng một số thiết bị liên quan. Khu vực này cần phải được trang bị những thiết bị có chất lượng tốt, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để không bị vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi làm ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn. Trong đó có các loại xe đẩy inox để giúp nhân viên phục vụ di chuyển món ăn phục vụ thực khách.

trang trí thức ăn
 


7. Các thiết bị trong bếp nhà hàng thu gom dọn rửa

Khu vực vệ sinh, dọn rửa của khu vực bếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh và làm sạch tất cả trang thiết bị phục vụ của bếp nhà hàng. Các thiết bị, dụng cụ làm sạch công nghiệp như máy rửa ly, máy rửa bát, vòi phun, chậu rửa, giá đỡ, xe đẩy, máy hút bụi, thùng rác,...

Các thiết bị trong bếp nhà hàng này chính là nơi có công dụng làm sạch các dụng cụ bát, đĩa, xoong nồi. Bởi khi đánh giá tiêu chí vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với hệ thống bếp nhà hàng sẽ dựa vào những trang thiết bị này.


8. Thiết bị chiếu sáng cho khu vực nhà bếp

Những trang thiết bị dùng để chiếu sáng cho toàn bộ khu vực nhà bếp cần phải được bố trí và sắp xếp một cách hợp lý. Các thiết bị chiếu sáng cho toàn bộ không gian nhà bếp phải cần phải sử dụng gam màu sắc tươi sáng. Nhất là khu vực thao tác, chế biến hoàn thiện món ăn cần phải đảm bảo có đủ ánh sáng mới có thể đảm bảo món ăn được hoàn thiện tốt nhất.


Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đây của Thietbidungcubuffet vừa giới thiệu đến các bạn những trang thiết bị trong bếp nhà hàng cần có để đảm bảo vận hành một cách trơn tru, hiệu quả nhất có thể. Tùy vào khả năng tài chính, quy mô nhà hàng, số lượng khách hàng phục vụ để có thể lựa chọn được loại thiết bị nào phù hợp nhất có thể.

Ngoài ra, các bạn cần phải nghiên cứu mô hình kinh doanh, quy mô và không gian hoạt động để lựa chọn các trang thiết bị phù hợp, giúp cho khu vực bếp có thể hoạt động đúng công suất. Từ đó có thể tối ưu hóa mục đích sử dụng, tránh việc mua sắm lãng phí gây tốn kém cho tài chính của nhà hàng, khách sạn.

Xem thêm bài viết Bếp nhà hàng là gì? Sơ đồ tổ chức bếp nhà hàng gồm những gì?