Tìm hiểu phụ bếp nhà hàng là làm gì?
Phụ bếp nhà hàng là những nhân viên bếp có nhiệm vụ hỗ trợ bếp chính tại nhà hàng trong quá trình chế biến món ăn. Đồng thời có nhiệm vụ giữ gìn vệ sinh toàn bộ khu vực bếp, có trách nhiệm bảo quản mọi trang thiết bị, máy móc bên trong không gian bếp. Phụ bếp nhà hàng tiếng Anh là gì? Phụ bếp trong tiếng Anh được gọi bằng thuật ngữ commis.
Thực tế cho thấy, đa số các vị trí bếp trưởng, bếp phó đều đã từng trải qua vị trí phụ bếp nhà hàng. Chính vì vậy, để có thể thăng tiến nhanh chóng, đừng ngần ngại nếu phải trải qua vị trí này. Bởi thông qua quá trình phụ bếp, các ứng viên sẽ nhanh chóng tích lũy được nhiều kinh nghiệm cần thiết, góp phần không nhỏ trong việc thăng tiến trong tương lai.
Những công việc mà phụ bếp nhà hàng cần phải làm như sau:
- Nhớ tên các loại gia vị và thực phẩm thường xuyên sử dụng để chế biến món ăn.
- Nắm được vị trí để các loại vật liệu, thực phẩm, nguyên liệu để rút ngắn thời gian tìm kiếm.
- Phụ bếp nhà hàng cần phải nhớ tên các loại món ăn cũng như công thức chế biến các loại món ăn phổ biến thường được thực khách order.
- Quan sát kỹ lưỡng cách sơ chế và trình bày các loại món ăn mà bếp trưởng, bếp phó nhà hàng thực hiện để tránh dẫn đến việc trình bày, trang trí sai cũng như không đúng với công thức chế biến chuẩn.
Khái quát về Bếp phó nhà hàng - khách sạn
Bếp phó (Sous Chef) trong nhà hàng, khách sạn là vị trí dưới quyền bếp trưởng, có thể được bếp trưởng ủy quyền điều hành, giám sát mọi công việc trong khu vực bếp, lên ca làm việc cho toàn bộ nhân viên bếp. Đồng thời trực tiếp chế biến các món ăn mà thực khách order, phối hợp với các nhân viên trong bộ phận bếp để lên menu, hỗ trợ đào tạo nhân viên bếp nhà hàng.
Đối với những nhà hàng, khách sạn có quy mô lớn, bộ phận bếp có thể có nhiều bếp phó nhà hàng, làm việc theo ca làm việc hoặc cùng 1 ca để đảm bảo vận hành khu vực bếp trong giờ cao điểm.
Bản mô tả công việc Bếp phó Nhà Hàng – Khách Sạn
Bếp phó là vị trí cần phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, với vai trò trợ giúp công việc cho bếp trưởng, bếp phó nhà hàng sẽ có những nhiệm vụ sau đây.
1. Hỗ trợ bếp trưởng quán xuyến các công việc trong bộ phận bếp
Theo dõi sát sao tình hình hoạt động của nhà hàng để lên lịch làm việc, sắp xếp ca làm việc sao cho hợp lý. Từ đó nếu cần thiết có thể điều chỉnh số lượng nhân viên bộ phận bếp nhà hàng sao cho phù hợp nhất trong ca làm việc. Ngoài ra, bếp phó cũng cần phải nắm rõ số lượng thực khách đặt tiệc hay order món ăn để có thể sắp xếp thời gian phù hợp trong việc chế biến món ăn đúng thời gian.
2. Bếp phó nhà hàng chế biến món ăn theo order
Các bếp phó sẽ trực tiếp tiến hành chế biến các món ăn theo thực đơn order từ khách hàng. Nếu có yêu cầu riêng biệt về hương vị, gia vị,... các nhân viên bếp cần phải lưu ý để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang đến sự hài lòng cao nhất.Đối với những khách hàng vãng lai, chưa đặt bàn trước ở nhà hàng, bếp phó nhà hàng cũng tiến hành chế biến theo order của khách hàng. Yêu cầu đặt ra đó là phải đảm bảo được thời gian chế biến nhanh chóng, lên món nhanh chóng, không để thực khách phải đợi lâu.
3. Bếp phó nhà hàng góp ý tạo nên thực đơn
Bếp phó cùng bếp trưởng cũng như mọi bộ phận khác trong nhà hàng thường xuyên tổ chức các cuộc họp để lên ý tưởng thực đơn theo xu hướng, sự yêu thích của khách hàng hiện nay. Đồng thời đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng để thu hút cũng như tạo được sự ấn tượng về phía nhà hàng.
Bên cạnh đó, bếp phó cũng cần phải đưa ra các ý tưởng sáng tạo về công thức nấu ăn, đưa ra giá bán cho từng món dựa vào giá thành nguyên liệu, lợi nhuận hướng đến. Muốn làm được điều này, bếp phó nhà hàng cần phải phối hợp với bộ phận kinh doanh của nhà hàng để đưa ra thiết lập giá món ăn sao cho phù hợp nhất.
4. Tham gia công tác tuyển dụng nhân sự cho nhà hàng
Trong suốt quá trình làm việc, nhà hàng cần phải đưa ra kế hoạch tuyển dụng nhân sự dựa vào tình hình kinh doanh. Trong trường hợp số lượng thực khách đến nhà hàng ngày càng cao, đòi hỏi nhân viên bếp nhà hàng phải đáp ứng nhu cầu của thực khách nhanh chóng. Muốn đảm bảo điều này, đòi hỏi bộ phận bếp phải có số lượng nhân viên đông. Với khẩu vị của khách hàng ngày càng đa dạng và cao hơn nên bắt buộc trình độ của bếp phó nhà hàng phải không ngừng nâng cao. Bên cạnh đó, theo yêu cầu công tác của bộ phận bếp nhà hàng thường sẽ diễn ra sự luân chuyển, ra vào thường xuyên giữa các nhân viên bộ phận khác nhau. Đối với công tác tuyển dụng nhân sự, Bếp phó nhà hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, thông qua việc điều hành, sắp xếp công việc bếp sẽ nắm được nhu cầu về mặt nhân sự đang thiếu hay không.
Từ đó đề xuất để bổ sung nhân sự, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực khách trong nhà hàng. Theo đó, những đầu bếp mới trong nhà hàng được tuyển chọn làm việc sẽ được đào tạo bởi bếp phó nhà hàng trong suốt quá trình thực hiện công việc. Những công việc cụ thể mà bếp phó cần phải thực hiện đối với công tác tuyển dụng nhân sự, hỗ trợ đào tạo nhân sự bộ phận bếp nhà hàng đó là:
- Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự, đưa ra lý do, nhu cầu hợp lý để đề xuất nhân sự phù hợp nếu khối lượng công việc ở khu vực bếp đang bị quá tải.
- Lựa chọn số ứng viên phù hợp, có đủ năng lực, phẩm chất để đáp ứng yêu cầu của bộ phận bếp trong nhà hàng.
- Đào tạo, phân công những công việc phù hợp để nhân viên mới có thể nhanh chóng làm quen với công việc mới.
- Lập kế hoạch thiết lập các khóa học, nâng cao trình độ cho nhân viên mới, lên cũng như nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng của tất cả các đầu bếp bên trong bộ phận bếp nhà hàng.
5. Quản lý, bảo quản toàn bộ các dụng cụ trong khu vực bếp
Trong khu vực bếp, các dụng cụ bếp chính là yếu tố quan trọng giúp bếp phó nhà hàng cùng các đầu bếp khác tạo ra những món ăn chất lượng và thơm ngon. Do đó, để đảm bảo quán xuyến cũng như tạo ra được những món ăn chất lượng nhất, tất cả những dụng cụ này cần phải có được chất lượng, sự hoạt động ổn định. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi việc bảo quản trang thiết bị nhà bếp cần phải được thực hiện liên tục, thường xuyên.
Trong quá trình làm việc tại khu vực bếp, nếu phát hiện các trang thiết bị, dụng cụ nhà bếp gặp vấn đề về hư hỏng, hoạt động không ổn định, bếp phó nhà hàng có trách nhiệm thông báo đến bộ phận kỹ thuật của nhà hàng nhằm có phương án thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời, không làm ảnh hưởng đến thời gian chế biến các món ăn trong khu vực bếp nhà hàng. Để thay thế, Bếp phó sẽ lập bảng thống kê và đề xuất lên ban quản lý nhà hàng tiến hành chi kinh phí để thay thế các loại dụng cụ mới.
Tham khảo thêm Danh sách dụng cụ bếp nhà hàng
6. Thực hiện một số công việc khác
Bếp phó nhà hàng sẽ tiến hành kiểm tra thường xuyên kho bảo quản nguyên vật liệu, thực phẩm. Từ đó đưa ra kế hoạch bảo quản, sử dụng trong thời gian tới một cách phù hợp nhất, tránh gây lãng phí cho ngân sách của nhà hàng, khách sạn.
Hơn nữa, cùng với bếp trưởng, bếp phó nhà hàng cũng sẽ tham gia vào các cuộc họp của nhà hàng để có thể nắm bắt được đầy đủ các tình hình, thảo luận cũng như góp ý những vấn đề liên quan đến bộ phận bếp, báo cáo các công việc có liên quan đến bếp trưởng,...
Những yêu cầu đối với Bếp phó nhà hàng
Khi làm việc ở vị trí Bếp phó, trình độ nấu ăn là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần phải đảm bảo. Ngành nghề này đòi hỏi phải có một số kỹ năng, phẩm chất nhất định, ví dụ như khả năng cảm nhận hương vị, màu sắc, mùi vị đồ ăn tương ứng mới những nền ẩm thực nhất định.
Yêu cầu về trình độ học vấn
Bất kỳ những ngành nghề nào cũng có những yêu cầu riêng biệt về trình độ học vấn, bếp phó cũng vậy. Tuy nhiên, hầu hết vị trí bếp phó nhà hàng hay kể cả những vị trí khác trong bộ phận bếp cũng đều không quá chú trọng đến trình độ học vấn.Tuy nhiên, để có cơ hội thăng tiến cao hơn trên con đường nghề bếp cũng như muốn hoàn thành xuất sắc được công việc ở vị trí này, các ứng viên cũng cần phải tốt nghiệp ở các trường trung cấp trở lên. Trong trường hợp tốt nghiệp các trường đào tạo, dạy nghề về nấu ăn sẽ được chào đón và đãi ngộ tốt hơn.
Kỹ năng quản lý thời gian
Trong khu vực bếp, vào thời gian cao điểm sẽ có số lượng lớn order của khách hàng. Do đó, để nhanh chóng hoàn thành order của khách hàng trong thời gian nhanh chóng nhất có thể, đòi hỏi Bếp phó nhà hàng cần phải biết cách sắp xếp và quản lý thời gian một cách khoa học. Đồng thời có sự tính toán chuẩn xác, kỹ lưỡng các công đoạn chế biến món ăn, làm sao có thể hoàn thành món ăn với tốc độ nhanh nhất nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hình thức.
Khả năng giao tiếp
Bếp phó nhà hàng là người quản lý trực tiếp bộ phận trong bếp, đồng thời giao tiếp với bộ phận phục vụ, giám sát, quản lý cũng như các bộ phận khác trong nhà hàng, khách sạn. Chính vì vậy, đòi hỏi bếp phó phải có kỹ năng giao tiếp tốt mới có thể giúp cho công việc được suôn sẻ, làm việc hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp nhất định, bếp phó còn phải làm việc trực tiếp với các nhà cung ứng, khách hàng nên kỹ năng giao tiếp tốt là cực kỳ quan trọng.
Khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm tốt
Mục tiêu chung của bất kỳ nhân viên nào trong nhà hàng đó là mang đến sự hài lòng, trải nghiệm tuyệt vời cho thực khách. Trong đó, những món ăn thơm ngon, đẹp mắt chính là cầu nối quan trọng, nhanh chóng tại nên sự hài lòng, thể hiện sự đoàn kết cũng như khả năng làm việc nhóm hiệu quả trong bộ phận bếp. Bếp phó nhà hàng đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết các nhân viên trong bộ phận bếp nhà hàng với nhau.
Khả năng linh hoạt, sáng tạo
Một đầu bếp giỏi, làm việc hiệu quả cần phải phát huy tính sáng tạo cao. Nhất là tạo ra các công thức mới mẻ, mang đến những món ăn mới, giúp cho thực đơn thêm phong phú và đa dạng hơn để khách hàng dễ dàng lựa chọn theo khẩu vị, sở thích của mình.Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, bếp phó nhà hàng sẽ thường xuyên gặp phải những tình huống phát sinh, đó là tình trạng hủy bàn vào phút cuối, thay đổi thực đơn,... Để giải quyết hiệu quả và nhanh chóng tình trạng này, đòi hỏi bếp phó phải có khả năng linh hoạt, sắp xếp thời gian tốt mới có thể giúp cho mọi khách hàng cảm thấy hài lòng nhất.
Khả năng làm việc với áp lực cao
Bếp phó nhà hàng thường phải làm việc với cường độ cao, chịu nhiều áp lực qua số lượng và thời gian thực hiện món ăn. Do đó rất khó để phòng tránh mệt mỏi, căng thẳng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Để đảm bảo điều này, đòi hỏi bếp phó cần phải có sức khỏe tốt do phải di chuyển liên tục, đứng nhiều giờ. Nếu không đảm bảo sức khỏe sẽ rất khó có thể đáp ứng được công việc cường độ cao này.
Mức lương và lợi ích của công việc Bếp phó nhà hàng
Ngoài bếp trưởng, vị trí Bếp phó cũng được xem là có vai trò lãnh đạo trong bộ phận bếp. Với nhiều trách nhiệm trong công việc ở khu vực bếp nên mức lương của bếp phó nhà hàng cũng tương đối cao. Tùy vào quy mô của nhà hàng, khối lượng công việc đảm nhiệm mà Bếp phó cũng sẽ có một mức lương khác nhau. Theo thống kê, đa số hiện nay bếp phó sẽ có mức lương dao động khoảng 10 đến 18 triệu đồng.Bên cạnh mức lương đó, bếp phó còn nhận thêm được các khoản trợ cấp, tiền phụ phí, tiền dịch vụ, thưởng hoa hồng, tiền tip,... khi có phát sinh một số yêu cầu khác. Ngoài ra, Bếp phó nhà hàng cũng được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định của luật lao động, các chế độ về nghỉ mát, nghỉ phép, khám sức khỏe... đầy đủ.
Với sự phổ biến và ưa chuộng nghề bếp như hiện nay, vị trí bếp phó nhà hàng luôn được nhiều ứng viên hướng đến để chinh phục. Với những điều thú vị này, bất cứ ứng viên nào cũng mong muốn có thể thăng tiến cao hơn đến các vị trí khác trong nghề bếp.
Kết luận
Trên đây là Bản Mô Tả Công Việc Của Bếp Phó Nhà Hàng – Khách Sạn mà Thietbidungcubuffet vừa cung cấp để các bạn tham khảo. Hy vọng đã mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp cho những ai đang có ý định ứng tuyển vào công việc này sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.
Có thể bạn muốn biết thêm về Mô tả công việc Đầu Bếp nhà hàng và Mức lương Bếp trưởng bếp chính