Nghề đầu bếp nhà hàng hiện nay là một trong những ngành nghề phổ biến, được nhiều người lựa chọn trong sự nghiệp của mình. Để làm tốt công việc của mình đòi hỏi chuyên môn và phong cách làm việc đúng quy định. Trong bài viết này, Thietbidungcubuffet sẽ chia sẻ đến các bạn bản mô tả công việc Đầu Bếp nhà hàng và Mức lương Bếp trưởng bếp chính.
Tìm hiểu nghề đầu bếp nhà hàng, khách sạn là gì?
Đầu bếp nhà hàng, khách sạn được đánh giá là những người có kỹ năng nấu ăn tốt, giỏi về chuyên môn cũng như sự biến tấu, sáng tạo từ những nguyên liệu đơn giản, phổ thông. Hơn nữa, việc chế biến món ăn theo order của khách hàng còn phải đảm bảo khả năng thay đổi theo đúng khẩu vị, yêu cầu riêng biệt của khách hàng. Bởi mục tiêu cao nhất đó là hướng đến sự hài lòng của thực khách đối với món ăn được cung cấp bởi nhà hàng.
Sự phân công nhiệm vụ đầu bếp nhà hàng
Tùy vào quy mô, cơ cấu tổ chức của mỗi nhà hàng, mà bộ phận bếp sẽ có những vị trí được chỉ định cụ thể như đầu bếp bánh, đầu bếp chuyên món Âu, món Á, salad, món nướng BBQ, món lẩu,… Mỗi vị trí đầu bếp nhà hàng khác nhau sẽ được phân công trách nhiệm và công việc cụ thể, hướng đến việc trang trí và trình bày món ăn sao cho chất lượng nhất.Trong trường hợp nhà hàng có quy mô nhỏ, bộ phận bếp nhà hàng sẽ có ít nhân viên, mỗi người sẽ phụ trách nhiệm công việc khác nhau, trở nên đa năng hơn ở nhiều lĩnh vực cụ thể khác nhau. Chung quy lại, nhiệm vụ chính của đầu bếp trong nhà hàng đó là vẫn chịu trách nhiệm chế biến các món ăn có trong thực đơn theo yêu cầu, order của thực khách. Bên cạnh đó, đầu bếp cũng có thể thực hiện thêm một số công việc liên quan đến khu vực bếp.
Bản mô tả công việc Đầu bếp nhà hàng
Đối với một đầu bếp nhà hàng khách sạn, mỗi nhân viên phải thực hiện nhiều công việc khác trong trong ca làm việc của mình. Cụ thể bản mô mô tả công việc đầu bếp trong nhà hàng, khách sạn như sau để các bạn tham khảo:
1. Kiểm tra, chuẩn bị các nguyên liệu và xử lý thực phẩm tồn đọng
Trước khi bắt đầu một ca làm việc, đầu bếp nhà hàng cần tiến hành kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm còn tồn lại từ ca làm việc trước đó. Tùy tình hình mà việc xử lý phải đảm bảo sự phù hợp, tránh gây ra sự lãng phí nguyên liệu, thực phẩm của nhà hàng. Dựa vào tình hình đó, nhân viên bếp nhà hàng tiến hành đề xuất số lượng thực phẩm, nguyên liệu chế biến các món ăn sao cho phù hợp.
2. Chế biến món ăn
Trực tiếp chế biến món ăn theo order của khách hàng với định lượng, đảm bảo quy trình chế biến chuẩn, đặc biệt lưu ý đến các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong trường hợp thực khách có một số yêu cầu khác về món ăn, đầu bếp nhà hàng cần thực hiện đúng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.Sau khi chế biến xong, nhân viên bếp nhà hàng cần thực hiện trang trí, món ăn ra đĩa sao cho thật bắt mắt, đúng chuẩn của từng món ăn khác nhau. Xử lý kịp thời và có hiệu quả các trường hợp chế biến, trang trí món ăn không đúng với tiêu chuẩn và quy định mà nhà hàng đặt ra.
3. Điều hành các công việc tại khu vực bếp theo phân công
Bếp trưởng nhà hàng có trách nhiệm phân chia, điều hành công việc và giám sát toàn bộ quá trình làm việc của tất cả các nhân viên đang làm việc tại khu vực bếp được phân công. Đồng thời tham gia quá trình hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn nghề bếp, quy trình chế biến từng loại món ăn, cách thức sơ chế và bảo quản mỗi nguyên vật liệu chế biến món ăn… cho nhân viên mới tại khu vực bếp được phân công quản lý.
Mọi đầu bếp nhà hàng cần phải luôn nêu cao ý thức trách nhiệm giữ gìn và bảo quản các thiết bị, công cụ và đồ dùng trong bếp. Trong đó, khâu vệ sinh các dụng cụ bếp, máy móc, thiết bị chuyên dụng cần phải đảm bảo đúng quy định. Khi chưa sử dụng đến cần phải sắp xếp gọn gàng, định kỳ kiểm tra tình trạng hoạt động để phát hiện kịp thời, báo cáo lên cấp trên để được xử lý một cách nhanh chóng.
Trong trường hợp phát sinh những tình huống, sự cố cần phải giải quyết, nhân viên bếp nhà hàng phải tiếp nhận và xử lý trong khả năng, thẩm quyền của mình. Nếu vượt quá hiểu biết, khả năng xử lý cần báo cáo lên cấp trên để giải quyết đúng quy trình của bộ máy tổ chức bếp nhà hàng.
Tham khảo thêm nội dung về Bếp nhà hàng
4. Thực hiện các công việc vào cuối ca
Khi chuẩn bị kết thúc ca làm việc, đầu bếp nhà hàng cần phải thực hiện một số công việc sau đây:
- Tiến hành bảo quản các nguyên vật liệu còn tồn trong ca làm việc đúng tiêu chuẩn, quy định của nhà hàng hoặc có thể phân công người khác thực hiện bảo quản.
- Tổng hợp toàn bộ order trong ngày của khách hàng vào báo cáo và chuyển đến bộ phận thu ngân để đối chiếu, so sánh.
- Phối hợp với các nhân viên khác trong bộ phận bếp nhà hàng để tổng vệ sinh bếp, bàn giao cho ca làm việc sau theo đúng quy định.
- Kiểm tra hệ thống ga, đèn, quạt đã trong trạng thái tắt hay chưa. Ngoài ra, hệ thống tủ làm mát, tủ lạnh có hoạt động ở mức nhiệt độ bình thường hay không, nếu có sự thay đổi khác so với quy định cần phải thay đổi kịp thời trước khi kết thúc ca làm việc.
Những quy định đầu bếp nhà hàng cần phải lưu ý
Đối với mỗi nhà hàng, đầu bếp nhà hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc mang đến cho thực khách những món ăn chất lượng. Chính vì thế, việc duy trì hoạt động trong khu vực bếp cần phải được diễn ra thông suốt để không làm gián đoạn đến quá trình chế biến món ăn. Muốn làm được điều này, đòi hỏi những nhà hàng cần phải đưa ra cho mình những quy định tối thiểu, chặt chẽ để hoạt động trong khu vực bếp nằm trong khuôn khổ theo quy định.
Trước khi bắt đầu ca làm việc
- Có mặt sớm 10-15p để có thể phòng tránh các tình huống phát sinh từ ca làm việc trước đó.
- Mang đầy đủ các loại đồng phục và tư trang theo đúng quy định của khách sạn.
- Nhận việc theo sự phân công của bếp trưởng nhà hàng.
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, công cụ, nguyên vật liệu, gia vị, khẩu phần, thực đơn của nhà hàng để sẵn sàng chế biến món ăn theo order của khách hàng…
Trong ca làm việc của đầu bếp nhà hàng
- Tiến hành vệ sinh cá nhân đảm bảo sạch sẽ, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Trong quá trình làm việc phải phát huy sự chăm chỉ, tác phong nhanh nhẹn, làm việc nhanh chóng và kiên nhẫn trong mọi tình huống.
- Việc chế biến món ăn cần phải đảm bảo theo đúng quy trình, thao tác thuần thục, đúng chuyên môn, nêu cao tình hình về yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các dụng cụ nấu ăn đã được vệ sinh sạch sẽ từ trước đó.
- Báo cáo lên cấp trên nếu phát sinh những tình huống nằm ngoài khả năng hoặc có sự sai sót trong quá trình làm việc để được giải quyết kịp thời.
- Khi chế biến món ăn cần phải đảm bảo về số lượng, định lượng và khẩu phần ăn để giúp cho món ăn có chất lượng tốt nhất.
- Bảo quản đồ ăn theo đúng các quy định của nhà hàng.
- Báo cáo đến cấp trên nếu có sự cố vượt ngoài thẩm quyền và khả năng xử lý.
Khi kết thúc ca làm việc, bàn giao ca
Trước khi bàn giao ca làm việc, đầu bếp nhà hàng cần phải lưu ý đến một số hoạt động sau đây:
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khu vực bếp.
- Chắc chắn góa gas đã được thực hiện, hệ thống điện, quạt, tủ lạnh ở trạng thái ổn định.
- Chốt số lượng hàng hóa theo đúng với order thực tế của khách hàng lên cấp trên.
Nội quy trong khu vực bếp nhà hàng cần nắm rõ
Nội quy bếp nhà hàng là tổng thể những quy định được đặt ra đối với đầu bếp nhà hàng để tất cả những nhân viên trong bộ phận này thực hiện. Nội quy bao gồm những quy định về việc đảm bảo đồng phục đúng quy định, yếu tố về vệ sinh, phòng cháy chữa cháy,… Tất cả những quy định này được đưa ra để đảm bảo tính an toàn, kỷ luật, giúp cho toàn bộ hoạt động được diễn ra suôn sẻ nhất có thể. .
Vì sao cần xây dựng nội quy bếp nhà hàng?
Muốn cho không gian bếp luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đáp ứng yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, điện nước… việc xây dựng nội quy cho đầu bếp nhà hàng cần phải được đặt ra. Do vậy, bất kỳ khu vực bếp nhà hàng nào cũng cần phải xây dựng nội quy để nhân viên thực hiện theo đúng quy định.Nếu không có quy định đặt ra chắc chắn sẽ xảy ra nhiều vấn đề về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, chất lượng món ăn,... Có thể thấy, việc đảm bảo nội quy đầu bếp nhà hàng sẽ giúp cho hoạt động được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả hơn, giúp nhà hàng thu hút được nhiều thực khách trải nghiệm.
Dựa vào nội quy đầu bếp nhà hàng, người điều hành, quản lý có thể dễ dàng giám sát hiệu quả công việc. Từ đó có sự thay đổi về nhân sự để giúp cho bộ phận bếp hoạt động phát huy hiệu quả cao nhất.
Một nhà hàng thành công không chỉ cung cấp những món ăn ngon, hấp dẫn để phục vụ khách hàng. Bởi chất lượng phục vụ của nhân viên bếp nhà hàng cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên thành công lớn, giúp cho thương hiệu cho nhà hàng được đánh giá cao hơn.
Quy định cụ thể về nội quy bếp nhà hàng
Quy định về đồng phục
- Tuân thủ tuyệt đối các quy định về đồng phục đầu bếp nhà hàng khi bắt đầu ca làm việc của mình.
- Trước khi vào khu vực bếp, mỗi nhân viên cần phải tháo bỏ các loại trang sức không cần thiết có thể gây vướng víu, ảnh hưởng đến quá trình chế biến, nấu nướng món ăn.
- Để tóc gọn gàng, sử dụng mũ hoặc kẹp để tóc không bị rơi vào thực phẩm trong quá trình chế biến.
- Phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi bắt đầu ca làm việc, sau khi đi vệ sinh cần phải rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn.
Quy định về yếu tố vệ sinh khu vực bếp
- Khu vực nhà bếp cần phải luôn đảm bảo vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau ca làm việc.
- Toàn bộ dụng cụ, vật dụng, công cụ được sử dụng để sơ chế, chế biến món ăn cần phải được xử lý nhanh chóng, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không làm ảnh hưởng đến món ăn.
- Khử trùng toàn bộ không gian trong bếp nhà hàng bằng các loại hóa chất chuyên dụng, có nguồn gốc rõ ràng, nhất là những khu vực thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.
- Tuân thủ mọi quy định về việc nhập hàng hóa, cách xử lý những nguyên liệu còn tồn khi hết hạn hoặc hư hỏng.
- Luôn luôn duy trì nhiệt độ phù hợp ở tủ bảo quản thực phẩm đối với từng loại theo quy định để hạn chế tối đa sự sinh sôi của vi khuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn cũng như sức khỏe của người dùng.
- Không sử dụng dao, thớt, vật dụng sơ chế đồ sống để đựng đồ chín nhằm phòng chống sự lây nhiễm vi khuẩn.
Mức lương bếp trưởng bếp chính hiện nay ra sao?
Tùy thuộc vào quy mô của mỗi nhà hàng, kinh nghiệm, trình độ, thời gian làm việc, lợi nhuận của nhà hàng mà mức lương của bếp trưởng bếp chính sẽ có sự khác nhau. Mức lương trung bình của đầu bếp chính hiện nay dao động ở mức khoảng 12 – 14 triệu đồng/tháng; Tổ trưởng tổ bếp khoảng 15 – 17 triệu/tháng; Bếp phó, Bếp trưởng sẽ có mức lương dao động trong khoảng 20 – 30 triệu/tháng.Đối với những khách sạn 5 sao, nhà hàng nổi tiếng, đẳng cấp, mức lương của Bếp trưởng, bếp chính sẽ cao hơn. Riêng đối với Bếp trưởng Điều hành, mức lương sẽ trên 30 triệu đồng. Tất cả mức lương của từng vị trí này chưa tính service charge và các khoản tip, thưởng, phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm, du lịch hàng năm,... từ phía nhà hàng,…
Đối với những đầu bếp nhà hàng ham học hỏi để hoàn thiện kỹ năng, trình độ, kỹ năng và kiến thức của mình sẽ có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Đi kèm với đó là hàng loạt những chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Với mức lương cao hơn đòi hỏi mỗi đầu bếp nhà hàng phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình.