Vị trí của bộ phận bar trong nhà hàng khách sạn
Bộ phận bar trong khách sạn, nhà hàng ngoài việc là người chịu trách nhiệm chính thiết kế menu đồ uống và các món ăn nhẹ cho khách hàng, nhân viên bar còn là những người trực tiếp làm ra những món uống ngon lành, tươi mát theo yêu cầu của thực khách. Bộ phận bar trong nhà hàng sẽ chia ra hai chức năng chính dưới đây.- Bộ phận tiếp nhận menu của khách hàng: Ở vị trí này, nhân viên quầy bar hoặc tiếp tân sẽ phụ trách đưa menu thức uống và đồ ăn nhẹ cho thực khách xem và lựa món, ghi lại order của khách sao cho đảm bảo đúng và đủ số lượng và loại đồ uống mà khách đã chọn và chuyển cho bộ phận pha chế.
- Bộ phận pha chế chuẩn bị cho các công đoạn khác: Bộ phận này sẽ nhận order từ bộ phận tiếp nhận menu, sau đó có trách nhiệm pha chế đồ các loại đồ uống theo danh sách này.
Nhiệm vụ, chức năng bộ phận bar trong nhà hàng khách sạn
Thông thường, bộ phận bar trong khách sạn, nhà hàng sẽ có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Tiếp nhận hàng hàng hóa
Để tránh thất thoát hàng hóa cũng như đảm bảo công việc không bị gián đoạn, trưởng bộ phận pha chế hoặc người được ủy quyền trực tiếp kiểm tra và ký nhận khi nhập hàng sao cho đảm bảo hàng đủ số lượng đã đặt và đạt chất lượng yêu cầu.Trường hợp phát hiện ra hàng bị thiếu, hàng kém chất lượng,... thì phải báo ngay cho bộ phận mua hàng để xử lý nhanh chóng, tiền hành hoàn trả lại hàng, tìm nguồn hàng khác nếu cần.
Định lượng chuẩn các loại đồ uống
Mỗi món uống đều có công thức chuẩn và định lượng chính xác cho từng thành phần. Nhân viên pha chế của bộ phận bar trong nhà hàng cần pha đúng chuẩn theo công thức để tránh làm hao hụt nguyên liệu cũng như đảm bảo hương vị món uống đạt yêu cầu.
Tham khảo dụng cụ dùng cho quầy bar Bình đựng nước hoa quả
Sử dụng nguyên vật liệu chế biến đúng quy định
Để đảm bảo hương vị đồ uống cũng như đáp ứng tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà hàng, nhân viên pha chế của bộ phận bar trong nhà hàng phải sử dụng nguyên vật liệu pha chế an toàn, đạt tiêu chuẩn quy định của nhà hàng.Các nguyên liệu không đạt hay có dấu hiệu hư hỏng phải được loại bỏ, huỷ theo đúng quy trình; không được tự ý mang các loại nguyên vật liệu khác vào khu vực pha chế, cũng như không sử dụng thiết bị, máy móc của quán phục vụ mục đích cá nhân.
Pha chế theo đúng quy định
Nhân viên pha chế của bộ phận bar trong nhà hàng chỉ bắt đầu chế biến đồ uống sau khi nhận được phiếu order từ bộ phận tiếp tân đưa tới. Bộ phận pha chế không được tự ý pha chế đồ uống cho cá nhân, nhân viên khác trừ trường hợp phải test thức uống mới.Nếu có chỉ thị từ quản lý, nhân viên pha chế có thể làm thức uống theo yêu cầu và xuất cho bộ phận bàn phục vụ khách nhưng lưu ý không quá 5 loại thức uống và sau đó phải yêu cầu bộ phận tiếp tân bổ sung phiếu Order và chuyển cho Thu ngân nhập vào máy và in bill thanh toán.
Huỷ bỏ nguyên vật liệu đúng quy trình
Với những nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, có dấu hiệu mốc hay hư hỏng, bộ phận pha chế cần xin chỉ thị của quản lý nhà hàng trước khi tiến hành hủy bỏ. Việc huỷ, bỏ nguyên vật liệu cần được tiến hành chuẩn theo quy trình nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh ảnh hưởng tới chất lượng của những nguyên vật liệu khác.
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bar
Tại những nhà hàng, khách sạn có quy mô lớn, nhân sự đông đảo, bộ phận bar trong nhà hàng sẽ bao gồm nhiều bộ phận nhỏ hợp thành. Thông thường, công việc của bộ phận bar sẽ được chia thành 6 phần hành chính cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của quản lý bar
Quản lý bar là người trách nhiệm cao nhất trong quầy bar, người quản lý phải điều hành các hoạt động trong quầy bar như: quản lý nguồn nhân sự, sắp xếp ca làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh, đặt mua nhu yếu phẩm và nguyên vật liệu cũng như duy trì các mối quan hệ với khách hàng.
Nhiệm vụ của trưởng bộ phận pha chế
Trưởng bộ phận pha chế không chỉ cần nắm vững nghiệp vụ pha chế mà cần có con mắt quan sát tốt. Trách nhiệm của trưởng bộ phận pha chế là kiểm tra nguyên vật liệu, tình trạng của các thiết bị pha chế, thực hiện chào đón khách hàng và giám sát quá trình làm việc của nhân viên pha chế sao cho đáp ứng sự thỏa mãn của khách với các dịch vụ trong quầy bar.Trong một số trường hợp gặp khách hàng khó tính hoặc có đơn Order yêu cầu trình độ tay nghề cao thì trưởng bộ phận pha chế của bộ phận bar trong nhà hàng là người trực tiếp thực hiện đơn.
Nhiệm vụ của nhân viên pha chế
Như tên gọi, nhân viên pha chế có công việc chính là pha chế đồ uống cho thực khách theo đơn Order nhận từ bộ phận tiếp tân. Ngoài ra, họ còn phải thực hiện các công việc khác như vệ sinh khu vực pha chế, giữ gìn các thiết bị dụng cụ pha chế, bảo quản nguyên vật liệu dùng để chế biến món uống…
Nhiệm vụ của trưởng tiếp tân
Trưởng bộ phận tiếp tân của bộ phận bar trong nhà hàng có nhiệm vụ sắp xếp ca kíp làm việc cho nhân viên dưới quyền, thực hiện giám sát quy trình chào đón, phục vụ khách của đội ngũ nhân viên tiếp tân chuẩn theo quy định của nhà hàng. Đảm bảo nhân viên luôn phục vụ khách hàng với thái độ và trách nhiệm công việc cao nhất.
Tham khảo thêm bài viết Công việc nhân viên lễ tân nhà hàng? Vai trò của bộ phận lễ tân là gì?
Nhiệm vụ của nhân viên tiếp tân
Nhân viên tiếp tân của bộ phận bar trong nhà hàng là những người chào đón khách hàng khi họ bước vào nhà hàng, hướng dẫn khách vào vị trí ngồi, trình menu và ghi lại các món ăn thức uống theo yêu cầu. Sau khi ghi nhận các món thực khách gọi vào phiếu order, tiếp tân sẽ chuyển cho bộ phận pha chế sau đó khi các món ăn uống đã hoàn thành, nhân viên tiếp tân sẽ bưng lại bàn cho khách.
Nhiệm vụ nhân viên phụ việc
Trên đây là một số thông tin về vị trí và chức năng bộ phận bar trong nhà hàng khách sạn mà Thietbidungcubuffet vừa cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ có những trải nghiệm thú vị sau bài viết này cũng như định hướng được công việc của mình trong tương lai nhé!