Vệ sinh nhà hàng, khách sạn tưởng chừng như đơn giản, nhanh chóng nhưng không hề giống những gì như bạn nghĩ. Bởi công việc này còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác nhau để mang lại hiệu quả. Sau đây hãy cùng đi tìm hiểu quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng, khách sạn.
Vì sao nên vệ sinh dụng cụ trong nhà hàng khách sạn theo định kỳ?
Việc vệ sinh sạch sẽ khách sạn sẽ giúp duy trì hình ảnh, tạo được ấn tượng và thu hút khách hàng tốt hơn. Do vậy, nhu cầu vệ sinh mọi khuôn viên, vị trí bên trong khách sạn như hành lang, buồng phòng, các thiết bị, đồ đạc là rất quan trọng và cần thiết.
Quá trình tiến hành vệ sinh và làm sạch đòi hỏi phải tỉ mỉ và hiểu rõ chi tiết về từng loại hóa chất tẩy rửa cụ thể. Với khuôn viên sạch sẽ, thơm tho sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy thoải mái, ấn tượng với vẻ đẹp của khách sạn, nhà hàng. Một số lợi ích khi vệ sinh sạch sẽ khách sạn nhà hàng đó là:
-
Làm nổi bật hình ảnh của khách sạn đối với phía khách hàng, phô trương hình thức, giới hiệu hình ảnh thương hiệu vươn xa ra thị trường.
-
Tẩy sạch vết bẩn trong bộ phận buồng phòng giúp duy trì được sự tươm tất, mới mẻ đối với các trang thiết bị đồ vải, dụng cụ trong phòng.
-
Môi trường sạch đẹp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tật cho vi khuẩn tồn tại ngoài môi trường, nơi nghỉ dưỡng. Với những chất tẩy rửa phù hợp, các vết bẩn sẽ được đánh bay nhanh chóng.
Bao lâu nên vệ sinh nhà hàng một lần?
Những khu vực của nhà hàng cần được vệ sinh thường xuyên, định kỳ để luôn đảm bảo sạch sẽ, không bám dầu mỡ và thức ăn trong khu vực bếp, làm mất tính thẩm mỹ của nhà hàng. Những vật dụng, thiết bị có hạn sử dụng dài như bình chữa cháy, bếp gas, bàn ghế cần có lịch tổng vệ sinh và lịch kiểm tra theo tuần, tháng, quý, năm. Còn sàn nhà, bàn ghế, bàn ăn,... cần phải được vệ sinh mỗi ngày, đặc biệt sau khi thực khách mới dùng bữa xong.
Có một số nhiệm vụ vệ sinh cần phải được thực hiện thường xuyên, trong khi một số nhiệm vụ khác chỉ mỗi tháng 1 lần, thậm chí là 1 năm 1 lần. Nắm được điều này, việc tiến hành vệ sinh khách sạn, nhà hàng sẽ trở nên phù hợp và đảm bảo hơn. Cuối cùng, bạn cần tuân thủ theo quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Vệ sinh hàng tuần
Đây là khoảng thời gian để vệ sinh các tủ lạnh, máy làm nước giải khát, ấm và máy pha cà phê, bên trong máy rửa chén, thùng rác nhà bếp của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên xem lại kho sản phẩm và thiết bị làm sạch bên trong bộ phận bếp. Mục đích để thay thế hoặc sắp xếp lại những vật dụng thiết yếu như bọt biển hoặc vải.
Vệ sinh hàng tháng
Hàng tháng, bạn cần làm sạch các cống và bồn để tránh tích tụ gây tắc nghẽn. Rửa chén bát và các dụng cụ thủy tinh bằng cách sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng. Đây là quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng bạn cần nắm rõ.
Kiểm tra các bộ phận thông gió, nếu nó đã bẩn, bạn có thể sử dụng một dịch vụ chuyên nghiệp để vệ sinh bộ phận này. Tùy vào cường độ hoạt động trong nhà bếp của bạn mà thời gian vệ sinh định kỳ cũng khác nhau. Nếu thường xuyên sử dụng nồi chiên có độ sâu, bạn cần phải làm sạch chúng thường xuyên hơn hàng tháng.
Quy Trình Vệ Sinh Dụng Cụ Nhà Hàng Khách Sạn
Tùy vào từng khu vực cụ thể và việc vệ sinh thiết bị nhà hàng khách sạn sẽ áp dụng những phương pháp khác nhau để đảm bảo hiệu quả. Do vậy, việc xác định phương pháp vệ sinh phù hợp với mỗi vị trí là điều quan trọng và không nên bỏ qua. Nguyên tắc làm sạch vết bẩn chủ yếu bằng những phương pháp dưới đây:
-
Rửa: Sử dụng chất tẩy rửa và nước để vệ sinh.
-
Cọ xát: Dùng máy chà sàn hoặc hoá chất để làm sạch và đánh bóng bề mặt phẳng của sàn.
-
Hút: Dùng máy hút bụi đánh bay bụi bẩn ở các ngõ ngách, góc hẹp.
-
Áp lực nước: Dùng áp lực nước để làm sạch các bụi bẩn trên bề mặt.
Quy trình vệ sinh công cụ dụng cụ nhà hàng đầy đủ phải bắt đầu trước ca làm việc đến khi kết thúc. Cụ thể như dưới đây:
1. Trước ca làm việc
Trước khi bắt đầu ca làm việc của mình, nhân viên bếp cần đảm bảo vệ sinh trước khi bắt đầu vào việc chế biến thức ăn cho khách hàng. Quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng bao gồm những công việc chính sau đây:
-
Lấy một miếng vải hoặc miếng bọt biển sạch để lau sạch tất cả các bề mặt bằng chất tẩy rửa kháng khuẩn an toàn thực phẩm.
-
Tiến hành làm sạch bồn rửa, vòi và trạm rửa tay.
2. Trong ca làm việc
-
Chải vỉ nướng sạch sẽ để loại bỏ dầu mỡ và các mảnh vụn thức ăn giữa các lần chế biến món ăn.
-
Làm sạch thớt, dao giữa các lần chế biến.
-
Đảm bảo rác được dọn dẹp sạch sẽ bởi thùng tràn có thể dẫn đến ô nhiễm.
-
Chất thải phải được dọn sạch sẽ càng sớm càng tốt, thay vì để đến lúc hết ca làm việc.
3. Sau khi hết ca làm việc
-
Thay khăn lau và miếng bọt biển khi thấy chung không còn đủ sạch để sử dụng.
-
Loại bỏ tạp dề bẩn, đặt chúng vào một khu vực riêng để sẵn sàng giặt giũ.
-
Quét và lau sàn khu vực bếp, lưu trữ thức ăn bằng chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa sàn.
Thay dụng cụ nhà hàng mới thay cho các dụng cụ cũ
Nếu các bạn đang có nhu cầu thay dụng cụ nhà hàng mới thay cho các dụng cụ cũ thì có thể liên lạc với thietbidungcubuffet.com để được tư vấn cụ thể hơn. Thietbidungcubuffet là đơn vị cung cấp và mua bán các thiết bị nhà hàng, đặc biệt là các dụng cụ tiệc buffet uy tín, chất lượng mà quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm, tin tưởng.
Trên đây là quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng mà thietbidungcubuffet.com chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin sẽ hữu ích, giúp cho nhà hàng khách sạn hoạt động ổn định, sạch sẽ và thu hút được nhiều khách hàng.