Tìm hiểu Bartender là gì?
Bartender là cụm từ được sử dụng để chỉ người pha chế các loại thức uống có cồn hoặc không có cồn trong bar, pub, beer club như Cocktail, Mocktail. Không chỉ có khả năng am hiểu về việc pha chế các loại thức uống đó, bartender còn phải có kỹ năng tung hứng bình shaker trong khi pha chế để thu hút khách hàng.
Những công việc hàng ngày của Bartender
Để có thể trở thành một nhân viên pha chế Bartender chuyên nghiệp, các bạn cần phải dành thời gian học tập, trau dồi kinh nghiệm cùng những kỹ năng cần thiết tại các nhà hàng, khách sạn và quán Bar. Dưới đây là những công việc mà một nhân viên Bartender cần phải thực hiện mỗi ngày:
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ pha chế
Vào thời gian đầu ca làm việc, nhân viên bartender cần vệ sinh khu vực xung quanh quầy bar và đảm bảo rằng các dụng cụ pha chế được sạch sẽ, vẫn hoạt động bình thường. Tiếp đến cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu quan trọng khi pha chế bao gồm: Rượu, soda, hoa quả, syrup, đá viên… Điều này sẽ giúp bartender nhanh chóng hoàn thành order của khách hàng.
Tư vấn menu với các loại đồ uống cho khách hàng
Trong nhà hàng, quán bar, có thể thấy menu đồ uống cực kỳ đa dạng và phong phú, có rất nhiều khách hàng sẽ rất khó để đưa ra được sự lựa chọn loại đồ uống nào phù hợp theo sở thích của mình. Do vậy, Bartender cần phải tư vấn cho khách hàng một loại đồ uống phù hợp với sở thích, nhu cầu, hay đơn giản là những loại đồ uống được ưa chuộng tại nhà hàng, quán bar của mình.
Tiến hành pha chế đồ uống theo order của khách hàng
Sau khi nhận được order từ phía khách hàng, bartender cần nhanh chóng pha chế để hoàn thành. Nếu có yêu cầu riêng biệt về đồ uống như ít đá, ít đường,... cần phải lưu ý thực hiện để tạo ra một thức uống đúng với yêu cầu của khách hàng. Sau đó tiến hành trang trí đồ uống sau khi hoàn thành pha chế để gia tăng sức hấp dẫn về mặt hình thức, dễ dàng ghi điểm với khách hàng.
Thực hiện các công việc có liên quan
Ngoài các công việc chính bên trên, nhân viên Bartender cũng cần phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác, nhất là nhân viên phục vụ, quản lý nhà hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Những kỹ năng cần có của một nhân viên Bartender thực thụ
Để từng bước trở thành một nhân viên Bartender đẳng cấp, mỗi người cần phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ riêng kỹ năng chuyên môn. Cụ thể như sau:
Khả năng ghi nhớ tốt
Mỗi một nhân Bartender để làm tốt công việc của mình cần phải có khả năng ghi nhớ nhanh chóng, chính xác và dài hạn. Với khả năng ghi nhớ ngắn hạn sẽ giúp bartender theo dõi được từng order của mỗi khách hàng.Với khả năng ghi nhớ dài hạn sẽ giúp bartender nhớ được tên các khách hàng thân thiết, thường xuyên sử dụng dịch vụ và đồ uống tại đây. Với khả năng ghi nhớ tốt, bartender sẽ được khách hàng sẽ đánh giá cao hơn. Từ đó cảm thấy yêu thích và thường xuyên thưởng thức đồ uống tại đây.
Kỹ năng chuyên môn đảm bảo
Mỗi loại đồ uống đều có thành phần, định lượng và cách pha chế khác nhau. Vì vậy, việc nắm rõ điều này sẽ giúp cho việc pha chế đồ uống đảm bảo đúng chuẩn hương vị, trình bày hình thức đảm bảo đẹp, bắt mắt và hấp dẫn. Sau khi nắm rõ chuyên sâu từng loại đồ uống, việc lên ý tưởng và trang trí sẽ nhanh chóng phát huy hiệu quả, thu hút được sự chú ý của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thắng tiến.
Kỹ năng biểu diễn
Đối với một bartender điêu luyện, chuyên nghiệp, việc biểu diễn quá trình pha chế trước mặt khách hàng sẽ giúp thể hiện được kỹ năng chuyên nghiệp. Để thực hiện được kỹ năng biểu diễn trước khách hàng, đòi hỏi bartender phải thường xuyên rèn luyện, nâng cao kỹ năng của mình mới có thể thực hiện được một cách thuần thục. Nếu đã biểu diễn một cách tự tin trước khách hàng, chắc chắn bạn sẽ được đánh giá cao hơn bởi điều này sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Khả năng sáng tạo tốt
Nghệ thuật pha chế không chỉ thực hiện đúng công thức, hàm lượng, cách pha chế nguyên bản, mà nó còn đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt khi pha chế theo yêu cầu, sở thích của khách hàng. Bằng cách tìm hiểu các loại rượu khác nhau trên thế giới, kết hợp sự sáng tạo và khéo léo sẽ giúp tạo ra những thức uống mới mẻ, hương vị độc đáo và khác lạ so với menu có sẵn.
Kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng
Là một nghề phục vụ khách hàng, không chỉ đòi hỏi chuyên môn pha chế tốt, bartender còn phải có khả năng giao tiếp với khách hàng tốt. Trong suốt ca làm việc, bartender đều sẽ giao tiếp với khách hàng khi tiếp nhận order. Do đó, hãy cố gắng giao tiếp một cách rõ ràng với giọng điệu tích cực để giúp cho khách hàng cảm thấy hài lòng.Tuy nhiên, việc lắng nghe ý kiến và yêu cầu của khách hàng trong việc order thức uống là điều quan trọng nhất đối với bartender. Thông thường, bartender nên trò chuyện với khách hàng để tạo nên bầu không khí thân thiện. Đây là tất cả những gì mà bartender cần làm để trở thành một nhân viên pha chế tuyệt vời.
Có ý thức giữ gìn sạch sẽ vệ sinh khu vực làm việc
Trong quá trình làm việc, Bartender cần giữ khu vực làm việc của mình luôn luôn sạch sẽ. Điều này không chỉ đảm bảo vệ sinh mà còn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, cho thấy sự chuyên nghiệp của nhà hàng, quán bar,... đồng thời giúp nhân viên pha chế làm việc hiệu quả hơn.Ngoài ra, bartender cũng cần đảm bảo rằng tại khu vực làm việc luôn có đầy đủ các nguyên liệu pha chế để đáp ứng nhu cầu cũng như order từ phía khách hàng. Kể cả khi hết ca làm việc, bartender cũng cần phải đảm bảo vệ sinh, tránh để đồ đạc lộn xộn và rác quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc pha chế
Ngay khi bắt đầu ca làm việc của mình, nhân viên bartender cần phải luôn nêu cao tinh thần làm việc của mình. Nhất là vào giờ cao điểm, số lượng khách hàng cao, sự tập trung với tinh thần trách nhiệm cao sẽ giúp bartender hoàn thành tốt công việc của mình.
Thân thiện với khách hàng
Một bartender giỏi không chỉ về kỹ năng mà cần phải có thái độ thân thiện, chào đón mọi khách hàng đến nhà hàng, quán bar bằng một lời chào cùng nụ cười trên môi. Hãy cố gắng đối xử với mọi khách hàng một cách thân thiện nhất, kể cả với các khách hàng khó chịu, hay phàn nàn đối với nhân viên hay phong cách phục vụ,... Hơn nữa, một bartender giỏi cũng cần rèn luyện được kỹ năng đọc vị suy nghĩ của khách hàng.Hòa đồng và thân thiện chính là những yếu tố mặc dù đơn giản nhưng rất có ý nghĩa trong việc giúp nhân viên pha chế trở nên thành công trong việc phục vụ khách hàng. Nhờ đó, khách hàng sẽ cảm thấy ấn tượng, hài lòng và tiếp tục đến sử dụng vụ tại nhà hàng, quán bar, beer club, pub,...
Luôn giữ bình tĩnh khi làm việc
Trong thời điểm lượng khách hàng lớn chắc chắn sẽ khiến cho bartender làm việc trong tình trạng căng thẳng, hết công suất. Chính vì vậy, ngoài kỹ năng chuyên môn tốt, một bartender cũng cần phải giữ được bình tĩnh để hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Điều này cho thấy khả năng hoàn thành tốt công việc ngay cả trong môi trường áp lực nhất.
Những bước để trở thành một nhân viên bartender chuyên nghiệp
Bước 1: Tìm hiểu các công thức pha chế cocktail phổ biến
Có rất nhiều loại đồ uống khác nhau mà khách hàng order khi đến bar, nhà hàng. Một số loại đồ uống phổ biến để bạn tham khảo đó là Old Fashioned, Margarita, Martini, Long Island Iced Tea, Whiskey Sour, Bloody Mary và Manhattan. Một khi đã có những kiến thức cơ bản về một số loại cocktail, mocktail phổ biến sẽ giúp bartender hoàn thành được mọi đồ uống theo order của khách hàng.
Bước 2: Ghi nhớ các thuật ngữ thông dụng trong nghề bartender
Trong môi trường nhà hàng, quán bar, công việc bartender sẽ có nhiều thuật ngữ quan trọng để nhân viên pha chế cần nắm rõ. Khi hiểu biết được các thuật ngữ này, bartender sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong công việc. Một số thuật ngữ thông dụng được thưởng thức đó chính là “on the rocks”, “neat”, “up” hoặc “with a twist”. Ngoài ra còn có các thuật ngữ khác nói đến cách thức tạo ra đồ uống đó là “muddling”, “shaking” hay stirring.
Bước 3: Dành thời gian trong quán bar
Hãy dành thời gian để trải nghiệm một số quán bar, sau đó gọi đồ uống và quan sát cách bartender làm việc. Đặc biệt chú ý đến từng thao tác, hành động, cử chỉ, nét mặt trong quá trình pha chế thức uống. Trong trường hợp các bạn gặp được một nhân viên pha chế thân thiện, hãy trò chuyện, trao đổi về nhu cầu của mình là mong muốn có thể trở thành một bartender trong tương lai.
Bước 4: Ứng tuyển nhân viên phụ bar
Sau khi đã cảm thấy tự tin và tích lũy được những kiến thức cần thiết, hãy ứng tuyển vào vị trí nhân viên phụ bar để bắt đầu làm quen với công việc, một số thuật ngữ pha chế, công thức tạo nên các loại cocktail cổ điển. Để tìm kiếm công việc này trên các website,, trang thương mại điện tử, tìm việc làm trực tuyến. Hay đơn giản nhất là đến trực tiếp các quán bar, nhà hàng, khách sạn, liên hệ quản lý để trình bày nhu cầu của mình.
Bước 5: Học hỏi những nhân viên bartender
Sau khi đã ứng tuyển vào vị trí nhân viên phụ bar, thời gian này là cực kỳ quan trọng để các bạn có thể làm quen với công việc của bartender. Hãy cố gắng phụ giúp càng nhiều công việc càng tốt, tạo thiện cảm và không ngừng trò chuyện với bartender chính thức. Trong giờ cao điểm, hãy dành thời gian để phụ giúp. Còn khi vắng khách hãy trò chuyện nhiều hơn, học hỏi các kinh nghiệm hữu ích cho nghề pha chế.
Bước 6: Thực hành nhiều hơn
Sau khi tiếp cận, làm quen với bartender chính thức, hãy thử thực hành pha chế một số loại đồ uống đơn giản, dễ làm. Với mong muốn trở thành một bartender chuyên nghiệp, hãy thực hành nhiều hơn, học hỏi kinh nghiệm từ bartender nhiều hơn để nâng cao tay nghề, kỹ năng pha chế của mình.Ngoài ra, hãy tự đầu tư cho mình thêm một số công cụ pha chế để tự thực hành nhiều hơn, kể cả khi ở nhà. Nhất là trong các bữa tiệc gia đình, hội họp bạn bè, hãy thử pha chế các loại đồ uống đã được học để nâng cao kỹ năng của mình. Bên cạnh đó, hãy song song tìm hiểu thêm các loại đồ uống có cồn được sử dụng để pha chế đồ uống, cách trang trí cũng như kỹ năng biểu diễn cực kỳ hấp dẫn.
Bước 7: Tiếp nhận góp ý từ bartender
Trong quá trình thực hành, nếu có những đóng góp từ bartender, các bạn hãy lắng nghe chi tiết, tiếp nhận những ý kiến này để rút kinh nghiệm, từng bước trở thành một nhân viên chính thức, tạo ra những thức uống hấp dẫn, thú vị cho toàn bộ khách hàng tại nhà hàng, quán bar.
Bước 8: Sẵn sàng trở thành bartender
Với thời gian thực hành đủ dài, kỹ năng pha chế đã đảm bảo, hãy tự tin ứng tuyển vào vị trí bartender chính thức. Có thể sẽ có một số bài test kỹ năng, nhưng đây chính là cơ hội quan trọng để các bạn thể hiện và chứng minh được kỹ năng của mình. Hãy cố gắng làm tốt bởi cơ hội sẽ không đến lần thứ hai.Trong trường hợp quán bar, nhà hàng đó không đáp ứng được nguyện vọng làm bartender của bạn, hãy tìm một quán bar khác để ứng tuyển. Chắc chắn sẽ có chỗ nhận thấy khả năng của bạn để khai thác và sử dụng. Hãy cố gắng làm tốt nhất có thể, con đường rộng mở tương lai phía trước luôn chào đón bạn.
Mức lương của nhân viên Bartender hiện nay là bao nhiêu?
Với sự hội nhập du lịch như hiện nay, khách ngoại quốc lẫn trong nước có nhu cầu thưởng thức đồ uống tại các nhà hàng và quán bar rất cao. Từ đó, các nhà tuyển dụng cũng đang tìm kiếm bartender để pha chế các loại đồ uống cho nhà hàng, quán bar, khách sạn.
Theo thống kê ở các nhà hàng, quán bar hiện nay, mức lương của một bartender dao động khoảng 5 – 8 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương cứng, chưa bao gồm các khoản phụ cấp, tiền dịch vụ, tiền tip trực tiếp từ khách hàng,... Đối với những bartender có năng lực và nhiều kinh nghiệm, chắc chắn mức lương sẽ cao hơn và không dưới 8 chữ số.
Trên đây là tất cả những thông tin mà Thietbidungcubuffet chia sẻ về bartender là gì, cùng với đó là những thông tin quan trọng khác đối với bartender trong khách sạn, quán bar hiện nay. Hy vọng qua bài viết trên đây đã có thể giúp các bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức quan trọng đối với nghề pha chế đầy sáng tạo này.