Nhân viên sơ chế thực phẩm làm việc trong bộ phận bếp nhà hàng là một vị trí nhỏ nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng để tạo ra món ăn, phục vụ order của khách hàng. Vậy nhiệm vụ của nhân viên sơ chế là gì trong bộ phận bếp nhà hàng? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Thietbidungcubuffet để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Tổng quan về việc làm nhân viên sơ chế thực phẩm
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay, không chỉ riêng ngành F&B ngày càng phổ biến mà các loại thực phẩm được chế biến sẵn cũng được sử dụng rộng rãi hơn. Bởi cuộc sống, công việc bận rộn đôi khi khiến chúng ta không thể tự chuẩn bị bữa ăn cho mình.

Nhiệm vụ nhân viên sơ chế thực phẩm trong nhà bếp nhà hàng
Trong các nhà hàng, khách sạn, nhân viên sơ chế là một vị trí có nhiệm vụ hỗ trợ đầu bếp chính, bếp phụ trong việc chuẩn bị các loại nguyên liệu để nấu ăn như thịt heo, thịt bò, cá, rau củ quả. Việc sơ chế thực phẩm cần phải được thực hiện theo từng món ăn cụ thể trong thực đơn của nhà hàng. Trong đó, kể cả kích thước lẫn trọng lượng của thịt cần phải được sơ chế, định lượng đúng với món ăn theo giá thành niêm yết trong thực đơn.

Tất cả những nhân viên này làm việc theo dây chuyền, mỗi người một công đoạn, mỗi loại nguyên liệu,... Mục tiêu hướng đến là phải đảm bảo yêu cầu cả hình thức và chất lượng sản phẩm.
Tất cả công việc của nhân viên sơ chế thực phẩm trong nhà hàng đó là chủ yếu xoay quanh việc chuẩn bị nguyên liệu, hỗ trợ cho bộ phận chế biến món ăn, phục vụ order cũng như nhu cầu của thực khách. Để trở thành một nhân viên sơ chế làm tròn nhiệm vụ của mình, đòi hỏi mỗi ứng viên phải có sự khéo léo cùng một số kỹ năng nhất định. Cụ thể công việc của vị trí sơ chế như sau:
- Sơ chế các loại nguyên liệu và thực phẩm theo yêu cầu.
- Kiểm tra hình thức, chất lượng của nguyên liệu sau khi sơ chế.
- Trường hợp các sản phẩm cần được bảo quản, chưa phải chế biến ngay, nhân viên sơ chế cần đóng gói sản phẩm sau khi hoàn thành sơ chế. Một số nhà hàng sẽ có nhân viên đóng gói phụ trách công việc này nhưng một số nhà hàng sẽ không có, nên sơ chế cũng sẽ có trách nhiệm thực hiện.
- Đảm bảo các loại thực phẩm sau khi sơ chế phải được lưu trữ đúng cách.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc.
- Chuẩn bị các nguyên liệu, gia vị đi kèm để chế biến thành món ăn phục vụ thực khách,...

Tìm hiểu thêm về Mô tả công việc Đầu Bếp nhà hàng và Mức lương Bếp trưởng bếp chính
Những yêu cầu đối với nhân viên sơ chế bếp nhà hàng
Muốn hoàn thành tốt công việc của khi đảm nhiệm vị trí sơ chế, mỗi ứng viên cần phải đáp ứng những kỹ năng cũng như tố chất sau đây:
- Nắm rõ các quy định, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và nội quy của nhà hàng khách sạn.
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy móc để sơ chế nguyên liệu, thực phẩm.
- Có khả năng đo lường, tính toán tốt, nhanh chóng và đảm bảo chính xác.
- Sở hữu khứu giác và vị giác chuẩn xác.
- Có kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm thành thạo.
- Có khả năng tổ chức, quản lý thời gian tốt để hoàn thành công việc chung của bộ phận bếp.
- Kỹ năng giao tiếp tốt để thực hiện công việc cùng các vị trí khác.

Kết luận
Thông thường, nhân viên sơ chế sẽ không cần yêu cầu có bằng cấp cũng như chuyên môn quá cao. Tất cả những kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến công việc sẽ được nhà hàng phân công hướng dẫn khi nếu được nhận vào làm việc chính thức. Chính vì thế, điều mà các nhà tuyển dụng mong muốn nhất đối với mỗi ứng viên đó chính là phải đảm bảo có được sự tỉ mỉ, cẩn thận cùng tinh thần trách nhiệm cao khi làm việc.
Xem thêm về Bản Mô Tả Công Việc Của Bếp Phó Nhà Hàng – Khách Sạn